7. Đóng góp của luận văn
2.1.1. Làng quê thân thuộc thấp thoáng bóng ca dao
Tiếng thơ của Nguyễn Duy đã đưa tâm hồn ta trở về với những giá trị văn hoá đã toả bóng hàng ngàn năm trong lòng dân tộc. Cảm xúc trong thơ ông được bắt nguồn từ những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày, được kết tinh bằng một tư duy sắc sảo, tình cảm chân thành, được thăng hoa bởi lớp ngôn từ, hình ảnh quen thuộc cùng lối kết cấu riêng, độc đáo. Như một họa sĩ tài hoa, ông đã vẽ nên bức tranh quê Việt Nam với những nét đặc
trưng tiêu biểu nhất của một làng quê Việt Nam cổ truyền. Chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt hình ảnh biểu trưng về làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy: những gốc đa, mái đình, bến nước, bờ đê, hàng cau, cánh diều, dòng sông, những cánh đồng thơm hương lúa mới, có cánh cò bay lả bay la, là tiếng chuông chùa khắc khoải màu thời gian, là hương bồ kết, hương cau thoang thoảng trong lòng đất... Những câu thơ nặng trĩu hồn quê, lay động tận trong sâu thẳm tâm linh và như từ lúc nào đưa người đọc trở về với bản ngã, với những gì con người nhất
Không khó để bắt gặp trong thơ Nguyễn Duy hình ảnh làng quê bình yên đến diệu vợi. Cái êm đềm xa xưa ấy được tạo bởi bóng tre xanh la đà tự ngàn xưa trong ca dao:
Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh (Tre Việt Nam)
Bằng chất giọng quen thuộc giống như đang kể lại một câu chuyện cổ tích nhà thơ Nguyễn Duy đã xây dựng thành công biểu tượng này qua bài thơ Tre Việt Nam - một bài thơ có sức sống dẻo dai song hành cùng thời gian.
Cũng có khi chất quê mộc mạc lại hiện lên cùng sắc điệu của có xanh. Và ta nghe trong đó lời vọng của những câu ca lao động:
“ Bò bê ơi gặm ta đi
thịt da ta lại xanh rì bao la bàn chân ơi đạp lên ta
mà sang cuối đất mà qua cùng trời”
(Cỏ dại)
Thiên nhiên làng quê trong thơ nguyễn Duy còn là bức tranh tươi sáng của nắng vàng và đồng lúa chín:
Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Tiếng hát mùa gặt)
Bóng tre, đồng lúa, cánh cò… những hình ảnh thân thuộc từ mạch nguồn ca dao đã chảy trôi, thấm đượm vào trong thơ Nguyễn Duy tự nhiên như thế.
Không chỉ có hình ảnh làng quê mộc mạc, thơ Nguyễn Duy tràn ngập mùi hương đặc trưng của quê Việt:
Hương bồ kết cứ đi về đêm đêm
(Thơ tặng người xa xứ) Đêm nằm ngủ dưới gốc cau
Gió mang hương xuống hầm sâu với người (Hương cau trong đất), Hương đồng cứ dập dờn trong mây (Khúc dân ca).
Và quờ tay thật gần lại chạm vào:
Bưởi nhà ai chín sau vườn
gió bâng quơ thả làn hương giữa trời cu cườm thong thả bay đôi
về đâu hỡi lục bình trôi lững lờ
(Xuồng đầy).
âm thanh quen thuộc:
tiếng trống chèo, tiếng ếch nhái
(Mỗi), Ve kêu trắng xác ngày hè
(Giấc mộng trắng)
Rồi tiếng chuông chiều (Kính thưa Thị Kính), tiếng đàn bầu sâu lắng:
Bồng bềnh mạn nhặt mạn khoan Thời gian có tiếng không gian có hình (Đàn bầu);
và đặc biệt là tiếng ru ngọt ngào, da diết của bà, của mẹ:
Con cò bay lả bay la
(Lời ru cò biển), Bồng bồng cái ngủ trên tay
(Lời ru mùa thu) Mai rồi lại hát à ơ
Con cò lặn lội bên bờ đại dương…
(Lời ru con cò biển)
Thiên nhiên làng quê không phải bức tranh tĩnh lặng mà trái lại, ta cảm nhận nhựa sống trỗi dậy trong từng sự vật. Và mỗi tạo vật nhỏ bé, bình dị ấy lại là nơi nương náu của thăm thẳm những kí ức thân thương.:
Bồng bồng cái ngủ trên tay Nghe trong gió có gì say lạ lùng Chừng như cây lúa đơm bông
Chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành”
(Lời ru mùa thu)
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa).
Nắng hoa đồng nội chói chang
Mùi hoang dại cỏ gợi hoang vu người Rau muối là rau muối ơi
Không dưng cuối đất cùng trời theo nhau
Làng quê trong kí ức Nguyễn Duy còn là thế giới đa sắc, đa tình, để mỗi khi nhớ về lại cồn cào, da diết, rưng rưng
Nhớ trưa xanh như tiếng ve
Dòng sông đun biếc cho tre gội đầu Nghe rừng í ới gọi nhau
Nhớ ơi buổi sáng xanh màu mạ non Nhạt lưng cơm nhớ mảnh vườn
xanh lam rau muống xanh rờn mồng tơi
(Người con trai).
Tuy nhiên, làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Duy không chỉ là một làng quê thanh bình êm ả mà ở đó có cả bão giông, dữ dội. Nhà thơ đắng lòng nghĩ về hình ảnh quê nhà giữa mùa lũ lụt:
Lúa chìm xuống cỏ dềnh lên
Rác bùn gạch ngấn ngang nhiên trên tường Bèo đi ngang ngược giữa đường
Lụt ăn theo bão lẽ thường xưa nay
(Lời ru trong bão).
Quyện vào vẻ đẹp chân thật của các hình tượng thơ sự cảm thương của nhà thơ với người dân nghèo:
Năm nay lại lụt trắng đồng
Quê ta lại tỏng tòng tong mua màng Làng lại lóp ngóp làng
Làng ta lại ếch nhái hoang cả làng. (Dân ơi)
Và xót xa nhất có lẽ là hình ảnh cánh cò nhỏ bé, trơ trọi trước bao hiểm nguy rình rập trong mùa nước nổi:
Rắn bầy ngóc cổ ngọn cây Để con cò rã cánh bay mút mùa
(Mùa nước nổi).
Những hình ảnh chân thực đến từng chi tiết, đầy sức gợi, sức cảm ấy chỉ có thể được viết nên từ cảm giác của chính người trong cuộc đã từng rét run vì cái lạnh thấu xương thịt, từng đơn độc giữa bốn bề thủy tinh, từng chới với trong vòng xoáy nước lũ, từng thót mình lội dưới bùn sâu, từng cồn cào đói cơm khi mùa màng trôi mất...
Trước Nguyễn Duy, thơ viết về làng quê đã nhiều và không hiếm những bài thơ đặc sắc. Cái đẹp của làng quê đã in dấu trong thơ đầy ấn tượng.
Tuy nhiên ở đó, cái đẹp đều đã được thi vị hóa, lãng mạn hóa. Các nhà thơ dường như cố tránh đi, giấu đi cái vất vả cần lao, chân lấm tay bùn của dân quê, cái xác xơ tiêu điều đến nhức nhối của cảnh quê. Nguyễn Duy có cái nhìn đa diện, đa chiều, phức tạp hơn về đời sống và con người nơi thôn quê. Ông đem theo cả bùn đất lấm láp, cả gương mặt âu lo của nười nông dân nghèo vào thơ, nhưng đặc biệt hơn, nhà thơ phát hiện được, từ phía bùn lầy nước đọng ấy vẫn ánh lên những vẻ đẹp đơn sơ mà kì diệu, chân chất nhưng rạng ngời. Tác giả thể hiện sự thiêng liêng và tôn kính đối với những người nông dân cần cù, nhẫn nại, giàu lòng nhân ái, dù trong khó khăn gian khổ vẫn trong sáng, đẹp đẽ cao thượng, hình tượng làng quê:
Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng Gốc cây hòn đá cũ càng
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay.
(Về làng)
Một làng quê dù lam lũ vẫn chắt chiu từng giọt nắng, cơn mưa, không phụ công người vun trồng, cây cối xanh tươi cho những thức quà quê mộc mạc, đơn sơ và nặng ân tình:
Bát sành lần lượt chuyền tay nước ngô mẹ lại rót đầy cho con ai chưa uống nước ngô non
là chưa được thấm cái ngon của đồng Cây ngô đứng nắng vẹo hông
cho con bát nước mát lòng mẹ ơi
Thế giới thơ Nguyễn Duy đầy ắp cảnh sắc thiên nhiên và chân dung người dân quê với những số phận, tính cách, tâm hồn độc đáo. Chân thực và thi vị, say mê và đắng đót, thơ Nguyễn Duy gói trọn hồn quê hương ở những phần lung linh, đẹp đẽ nhất và cả những phần nhọc nhằn nhất. Ông đã sáng tạo nhiều biểu trưng về làng quê với những hình ảnh thân thuộc, giản dị nhưng vô cùng thiêng liêng. Đắm mình trong thế giới thơ Nguyễn Duy là thêm một lần chúng ta được trở về với cội nguồn thơ ca dân gian. Có lẽ đây chính là điểm khác biệt độc đáo của Nguyễn Duy trong mảng đề tài viết về quê hương so với các nhà thơ khác, cũng là mốc xa nhất mà các nhà thơ hiện đại đã đi được trên con đường trở về với cội nguồn văn hóa dân gian. Lắng nghe và nghiệm suy từ tiếng thơ ấy, chúng ta như thêm yêu mảnh đất nơi ta sinh ra, thêm quý từng gương mặt lam lũ, chắt chiu những khoảnh khắc giản dị đời thường, và nhắc nhở nhau bảo tồn, giữ gìn nét văn hóa dân tộc, cảm thông và sẻ chia với những người xung quanh ta. Đó chính là giá trị dài lâu, vững bền mà Nguyễn Duy và thơ của ông mang lại cho người đọc