Biểu tượng con cò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 69 - 72)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.1. Biểu tượng con cò

Từ ngàn đời nay, hình ảnh những cánh cò, cánh vạc vẫn luôn dập dìu trong những câu hát đưa nôi của bà, của mẹ để cho giấc trẻ say nồng. Không chỉ vậy, cánh cò còn trở thành một mô típ quen thuộc trong ca dao với những âm điệu thiết tha:

Con cò lặn lội bờ ao

Ăn sung sung chát ăn đào đào chua (Ca dao)

Hay:

Con cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về (Ca dao)

Từ ngàn đời nay, con cò là loài gần gũi với người nông dân hơn cả. Có lẽ vì vậy mà người lao động xưa thường mượn đời sống của nó để biểu hiện đời sống của mình, qua hình ảnh con cò để bày tỏ những nỗi niềm và những mơ ước, khát vọng thầm kín. Con cò trở thành biểu tượng cho người phụ nữ nói riêng và người nông dân nói chung.

Trong thơ của Nguyễn Duy hình ảnh con cò - một thi liệu đã quá quen thuộc - song ta bắt gặp ở đó những ý nghĩa biểu tượng mới. Đây có lẽ là lí do khiến thơ ông vừa gần gũi, vừa quen thuộc nhưng cũng hết sức mới mẻ.

Con cò - biểu tượng cho những giá trị tinh thần. Nếu trong ca dao từng xuất hiện hình ảnh:

Cái cò bay bổng bay cao

Bay từ cửa phủ bay vào Đồng Đăng. (Ca dao)

Hay:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng (Ca dao)

Thì vẫn là dáng “bay lả bay la ấy” trong thơ Nguyễn Duy:

Con cò bay lả bay la

Theo câu quan họ bay ra chiến trường (Khúc dân ca)

Câu thơ vừa quen vừa lạ. Đọc lên, ta thấy thấp thoáng cái dìu dặt êm đềm của ca dao, lại thấy cả không khí khẩn trương, mãnh liệt của chiến trường những năm chống Mỹ. Vậy là cánh cò không chỉ dập dờn trên đồng lúa nữa, nó vượt khỏi lũy tre làng, bãi dâu bến nước mà đến tận chiến trường

xa xôi. Phải chăng cánh cò ấy là biểu tượng cho tình yêu thương, niềm nhung nhớ gắn kết làng quê thân thương với chiến trường khói lửa, là nhịp cầu nối liền hậu phương với tiền tuyến, là sức mạnh tinh thần tiếp thêm nhiệt huyết cho mỗi bước hành quân.

Vẫn là “cánh cò bay lả bay la” như từ ngàn đời nay nhưng trong thơ

Nguyễn Duy, cánh cò ấy như sải rộng hơn, bay xa hơn, đương đầu với phong ba nhiều hơn:

“Con cò bay lả bay la

Bay từ châu thổ bay qua thuỷ triều”

(Lời ru con cò biển)

Cánh cò trong thơ Nguyễn Duy không chỉ là biểu tượng của tình yêu thương nồng hậu của quê hương, cao hơn, nó là biểu tượng của bản sắc, của truyền thống văn hóa Việt Nam:

“Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà” (Khúc dân ca - khúc 2)

Và rồi, dù trải bao không gian, thời gian, lại cánh cò lầm lụi:

Bắt con tép giữa bãi sình

Cái chân đen đủi, cái mình trắng phau (Lời ru con cò biển)

Lại một làn nữa ta ngậm ngùi với hình ảnh con cò hiền lành, khó nhọc thân thiết của ca dao:

Cái cò lặn lội bờ sông (3)

Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù (Ca dao) Cái cò lặn lội bờ ao

(Ca dao)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ nguyễn duy (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)