7. Đóng góp của luận văn
3.1.2. Biểu tượng trăng
Trăng trở thành một mô típ biểu tượng quen thuộc trong ca dao. Trăng là minh chứng, là tiền đề ngoại cảnh để tình yêu được tỏ bày
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sang được chăng (Ca dao)
Ra về cầm quạt che trăng
Lòng thương em đáo để biết mần răng hỡi trời! (Ca dao)
Trăng kia ai gọt nên tròn
Nước kia ai gánh giẫm mòn bờ sông? (Ca dao) Trăng lên vừa tới mái hiên
Thiếp thảm chàng phiền, có nhớ hay quên (Ca dao)
Trong thơ Nguyễn Duy, “trăng” nhiều lần xuất hiện để lại ấn tượng và những xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả. Ông xây dựng hình tượng trăng trong thế vận động. Trăng gần gũi, gắn bó với con người, là nơi con người gửi gắm những nỗi niềm sâu kín, trăng hóa thân vào con người để biểu lộ nhiều những xúc cảm tâm trạng.Nguyễn Duy định nghĩa một cách mộc mạc, giản dị:
Mặt trời là trái tim anh
Mặt trăng vành vạnh là tình của em
(Lời ru đồng đội)
Nguyễn Duy đã lấy cái vĩnh hằng của tự nhiên: “mặt trời”, “mặt trăng” để thể hiện tình yêu.Trăng trong thơ Nguyễn Duy có lúc hiện hữu như một
nhân vật trữ tình với ngổn ngang tâm trạng:
Người gì người nói như trăng
Trăng gì trăng nói lăng nhăng như người Trăng đau trăng bạc như vôi
Người đau người khuyết người vơi người mờ (Người trăng)
Vầng trăng có lúc trở thành biểu tượng cho sự cô đơn, lẻ loi bởi:
Sáng hoài mà chẳng có đôi
Đẹp như trăng cũng lẻ loi khuyết tròn
(Ca dao vọng về)
Câu thơ gợi ta nhớ nỗi niềm hiu quạnh trong ca dao:
Sáng trăng vằng vặc đêm rằm
Nửa đêm về sáng, trăng bằng ngọn tre. Anh trót yêu em cho trọn một bề
Để em thơ thẩn ngồi kề bóng trăng Cái sự tình này ai thấu cho chăng?
Để em thề nguyền với bóng trăng em chịu sầu Cái mối tương tư một dịp đôi ba cầu,
Bắc nam hai ba ngả, chịu sầu đôi ba nơi. (Ca dao)
Trăng là hiện thân cho một nỗi nhớ da diết những người đang yêu. Nỗi nhớ người yêu trong thơ Nguyễn Duy trong thơ lại thật mộc mạc:
Đêm nay em anh ở đâu?
(Võng trăng)
Nỗi nhớ vượt lên mọi khoảng cách không gian bởi dù ở đâu thì “anh” và “em” cũng có thể ngắm chung một vầng trăng. Sự khắc nghiệt của chiến tranh đã không thể làm mất đi tình yêu tuổi trẻ đầy lãng mạn. Vầng trăng sẽ là cây cầu nối liền tình yêu lứa đôi bởi:
Em ơi dù có mưa dăng
Đêm Trường Sơn vẫn sáng trăng lưỡi liềm
Sự “khuyết, tròn” của trăng trong ca dao được đem ra biểu tượng cho sự phai nhạt, mặn nồng trong tình yêu:
Đợi trăng, trăng có mòn vành
Thâu đêm khuyết mãi để tình dở dang (Ca dao) Đố ai biết đá mấy hòn
Tua rua, mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm. (Ca dao)
Với Nguyễn Duy, sự khuyết tròn của trăng không chỉ là những cung bậc tình yêu đôi lứa. Có khi còn là những vui buồn của con người giữa bộn bề những bon chen của cuộc sống thường nhật.
Người gì người nói như trăng
Trăng gì trăng nói lăng nhăng như người Trăng đau trăng bạc như vôi
Người đau người khuyết người vơi người mờ (Người trăng)
Đặc biệt, trăng trong thơ Nguyễn Duy gợi nhắc người ta nghĩ đến những ân tình thủy chung. Đối diện với trăng, con người có nhu cầu tự vấn. Trăng
trở thành tấm gương lương tâm để mỗi người tự soi vào để kiểm nghiệm, để suy nghĩ và hoàn thiện mình:
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
(Ánh trăng)
Qua những sáng tác của Nguyễn Duy, có thể thấybiểu tượng “trăng” trong thơ ông vừa gần gũi, chân thực vừa mang màu sắc lãng mạn. Gắn liền với hoàn cảnh chiến tranh, “trăng” thực sự làm dịu bớt sự khốc liệt nơi chiến trường đồng thời trăng cũng là nơi mỗi người lính tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia. Trong đời sống hòa bình, trăng làm lòng ta thanh sạch lại với những suy nghĩ trong sáng, chân thành và bao dung.