7. Đóng góp của luận văn
3.1.4. Biểu tượng cỏ dại
Cũng như các sự vật nhỏ bé, bình dị, thân thuộc chốn làng quê, hình tượng “cỏ” trong thơ ca dân gian cũng là hình ảnh quen thuộc. Cỏ làm nên phông nền thiên nhiên xanh mát cho đôi lứa hẹn hò
Đường đi nho nhỏ, Bờ cỏ xanh xanh,
Không duyên không nợ, không tình,
Đồng không mông quạnh sao mình gặp ta? (Ca dao)
Đồng khô cỏ cháy, thương thay con gái chưa chồng Anh đây chưa vợ vẫn một lòng đợi em
(Ca dao)
Có khi cỏ là căn cớ cho lời thề nguyện:
Đường đi cát nhỏ cỏ mòn
Thác đi mới hết, sống còn thân anh (Ca dao)
Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Duy là trở về với thiên nhiên nguyên sơ, trong trẻo với những gì bé nhỏ thân thuộc, gần gũi. Cỏ cũng là một hình ảnh biểu tượng quen thuộc trong thơ Nguyễn Duy. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những loài cỏ dại trong thơ Nguyễn Duy như dễ dàng thấy lúa xanh trên cánh đồng ngày hạ. Khi thì là “ngọn cỏ may” với những duyên nợ vu vơ; có khi là thứ “cỏ vườn trường” với đầy ắp những kỉ niệm thời áo trắng, có lúc là “ngọn cỏ gà” bối rối bàn chân ai, thậm chí loại cỏ ấy chỉ đơn thuần là thứ “cỏ dại” trên thảo nguyên hoang vu. Tất cả đều được Nguyễn Duy khám phá đầy sáng tạo. Và cao hơn, cỏ trở thành biểu tượng về sức sống bất diệt, của sức sống căng tràn:
Bò bê ơi gặm ta đi
thịt da ta lại xanh rì bao la bàn chân ơi đạp lên ta
mà sang cuối đất mà qua cùng trời
Rồi khi ta rũ xuống rồi
Hoá thân bùn mục đắp bồi mai sau Trái tim ta rất mỡ màu
Bao nhiêu là cỏ theo nhau bật mầm
(Cỏ dại)
Rồi cỏ với biểu tượng hiện hữu của quan niệm “kiếp người” trần gian. Đó cũng là trường hợp trong Cỏ dại:
Bao nhiêu là bóng siêu nhân
Khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi