7. Đóng góp của luận văn
3.4.2. Giọng điệu lời ru
Một trong những yếu tố gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc của thơ Nguyễn Duy là âm hưởng lời ru. Chức năng chủ yếu của hát ru chính là giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Những câu hát của bà của mẹ còn ẩn chứa những bài học nhân sinh được nhắc đến để nhắc nhở, dạy bảo con trẻ. Trong thơ lục bát Nguyễn Duy lời ru thiên về giãi bày tâm sự và phản ánh hiện thực. Lời ru ấy được thể hiện ở những cung bậc tình cảm khác nhau: bà ru cháu, mẹ ru con, đồng đội ru nhau…Có khi lời ru được cất lên để nối quá khứ với hiện tại, để những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào được hiện về:
Bao giờ cho đến mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ta trải chiếu ta nằm đếm sao
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Kỉ niệm được nhắc đến không phải chỉ của một ai cụ thể mà dường như có là kí ức chung mọi con người. Cùng với sự hoài niệm ấy là lòng biết ơn sâu sắc với đấng sinh thành:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
Gắn bó với nhau không phải bởi tình cảm ruột thịt, những người lính cũng dành cho nhau những sự cảm thông và tấm lòng chan chứa yêu thương của tình đồng đội. Nguyễn Duy gửi vào lời ru tha thiết những tình cảm của một người từng nếm trải sự khốc liệt của chiến tranh:
Ngủ đi bạn ngủ đi anh
cánh tay bạn ngả ra thành gối êm ngủ đi bạn ngủ đi em
ngủ ngon giấc ngủ gối lên tay mình (Lời ru đồng đội)
Khi tự hào về quê hương, đúc âm hưởng lời ru lại được cất lên từ những gì thân thuộc nhất. Đó là những cánh cò, những câu quan họ chan chứa ân tình vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống của dân tộc từ bao đời nay:
Theo câu quan họ bay ra chiến trường (Khúc dân ca)
Giọng điệu lời ru không xuất hiện trong suốt các tập thơ của Nguyễn Duy song nó là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của ông. Giọng điệu này tạo nên sự gần gũi đối với độc giả nhờ những tình cảm đằm thắm, hồn hậu và dung dị mà nhà thơ đã gửi gắm vào trong đó.