Gibberellin (GA) lần đầu tiên được nghiên cứu ở Nhật vào năm 1926 khi nhà khoa học Eiichi Kurosawa nghiên cứu bệnh lúa von. Chất này kắch thắch cây lúa phát triển rất cao, các lóng dài ra, thân cây nhỏ lại, màu xanh của cây ngả dần sang xanh vàng hoặc trắng. GA là một tập hợp các hợp chất diterpenoid và cho tới nay đã có 125 GA khác nhau được biết đến ở thực vật bậc cao và nấm (Wihelm và cs, 2000). GA tham gia vào sự kiểm soát các quá trình sinh trưởng khác nhau của thực vật như sự kéo dài tế bào; kéo dài của thân, lóng; sự nảy chồi, nảy mầm của hạt; sự ra hoa, quả (Davies và cs, 1995; Neil và cs, 2002; Huệ, 2012) [18], [39], [69], [85].
Sự kéo dài tế bào: Gibberelin kiểm soát hướng đặt các vi sợi xenlulozơ trong vách tế bào, hướng đặt này lại do hướng đặt của các vi ống ở ngoại vi tế bào quyết định. Gibberelin cảm ứng sự đặt các vi ống theo hướng ngang ở nhiều kiểu tế bào (kể cả các tế bào mà gibberelin không kắch thắch sự kéo dài). Gibberelin hạ thấp nồng độ Ca2+
trong vách (có lẽ bằng cách kắch thắch sự hấp thu ion này vào trong tế bào), và do đó giúp sự kéo giãn vách tế bào. Gibberelin làm chậm sự hoá cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của các peroxidase (Nguyễn Minh Chơn, 2004) [5].
Sự kéo dài của thân, lóng: Hiệu quả sinh lý rõ rệt nhất của gibberellin là kắch thắch mạnh mẽ sự sinh trưởng kéo dài của thân, sự vươn dài của lóng. Hiệu quả này có được là do của gibberellin kắch thắch mạnh lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Nó không những kắch thắch sự sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân chia tế bào.
Sự nảy mầm, nảy chồi: Gibberellin kắch thắch sự nảy mầm, nảy chồi của các mầm ngủ, của hạt và củ, do đó nó có tác dụng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Gibberellin kắch thắch sự tổng hợp của các enzym amilase và các enzym
19
thủy phân khác như protease, photphataseẨ và làm tăng hoạt tắnh của các enzym này, vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột thành đường cũng như phân hủy các polime thành monome khác, tạo điều kiện về nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm.