Giải pháp về bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 102 - 104)

7. Bố cục của luận văn

3.2.5 Giải pháp về bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức người dân địa

phương về du lịch

Đối với các nhà lập chính sách, các nhà quản lý tại các điểm tài nguyên, khu bảo tồn: việc giáo dục môi trường cho đối tượng này không chỉ chú trọng đến

lợi ích bảo tồn mà cũng cần nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà DL có thể mang lại cho khu bảo tồn. Tức là, nhấn mạng đến việc phát triển DL sẽ đóng góp vào việc cải thiện và BVMT. Hình thức triển khai đối với đối tượng này chủ yếu là việc triển khai các văn bản hướng dẫn, các nghiên cứu ứng dụng và tập huấn ngắn hạn.

Đối với khách du lịch: để việc giáo dục tạo được hiệu quả thì nội dụng giáo

dục phải cụ thể và phù hợp giúp du khách liên hệ trực tiếp đối với điều họ đã từng nghe trong quá trình đi tham quan. Đặc biệt phải tạo ra được cảm giác cho du khách là mình đã góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên. Hình thức triển khai là thông qua việc diễn giải môi trường của các hướng dẫn viên DL, các ấn phẩm phát cho du khách như tờ rơi, tập gấp (brochure), tập sách nhỏ... đặt tại các cổng vào điểm tài nguyên. Ngoài ra, việc thiết kế các buổi chiếu phim ngắn trước khi khách đi tham quan tại từng điểm tài nguyên là rất sinh động và đạt hiệu quả cao.

Đối với các đơn vị, đối tượng kinh doanh DL: việc giáo dục cho các đối tượng này cũng có vai trò rất quan trọng. Bởi lợi ích kinh tế trước mắt thường mâu thuẫn với việc bảo tồn và cải thiện môi trường. Hình thức triển khai cho các đối tượng này rất phong phú như phân phát ấn phẩm, bản hướng dẫn, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phát động các cuộc vận động BVMT, tổ chức các buổi hội thảo, chiếu phim... Việc triển khai công tác giáo dục này sẽ được thuận lợi hơn khi phát huy hiệu quả của hệ thống tổ chức chính trị, đoàn thể tại các cấp và DN.

Đối với cộng đồng cư dân địa phương: đối với cộng đồng, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, bởi vì không thể lúc nào cũng dễ dàng tập trung họ lại. Việc giáo dục cần phải sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như chiếu phim, tranh ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ... Thực tiễn ở nước ta nói chung và du lịch Phú Yên nói riêng cần phát huy tốt vai trò của các tổ chức

đoàn thể và các hội như cựu chiến binh, hội phụ nữ, nông dân...trong công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường. Ngoài ra, một vấn đề đã được đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đó là việc tạo ra sự tiếp cận và tham gia trực tiếp của người dân vào DL Phú Yên có như vậy mới nâng cao ý thức và tính tự giác của người dân trong việc bảo tồn và cải thiện môi trường.

Đối với nước ta nói chung và du lịch Phú Yên nói riêng: cần phải có những

quy định mang tính bắt buộc về công tác giáo dục môi trường cho các DN, các đơn vị tại các điểm tài nguyên bên cạnh công tác giáo dục vận động tích cực. Hiện nay chúng ta đã được ban hành bộ tiêu chí “Nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh” áp dụng cho các sơ sở lưu trú DL. Tuy nhiên, phải tiếp tục xây dựng, áp dụng đối với loại hình DN du lịch khác. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các DN, bắt buộc họ phải đóng góp tích cực vào việc BVMT.

Sau khi nghiên cứu thực trạng của công tác BVMT, tác giả đề xuất những nội dung tối thiều cần triển khai cho các đối tượng trên theo bảng sau:

Bảng 3.2 Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường cho du lịch

TT Nội dung triển khai Nhà

quản lý DN DL Khách DL Cộng đồng 1 Hiểu biết về MT và BVMT X X X X

2 Quy định BVMT tại từng điểm tài nguyên

X X X X

3 Quy định về tổ chức kinh doanh DL X X

4 Hành vi ứng xử với khách du lịch X X X

5 Luật BVMT và quy tắc ứng xử với MT X X X X

6 Nguyên tắc lập quy hoạch DLBV X

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)