Kết quả khảo sát chuyên gia về các mặt hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 83 - 86)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Kết quả khảo sát chuyên gia về các mặt hạn chế, tồn tại

Cùng với những thành tựu mà ngành DL Phú Yên đã làm được trong những năm qua thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm cho DL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và vị thế DL của tỉnh, cụ thể để việc đánh giá đảm bảo tính khách quan, đa chiều, tác giả đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn một số chuyên gia gồm: chuyên gia các lãnh đạo của tỉnh, lãnh đạo các Sở, các Phòng, các DN , nhà nghiên cứu... (xem bảng 2.14) có am hiểu về lĩnh vực mà luận văn nghiên cứu. Khảo sát này nhằm đánh giá, nhận xét thêm về các mặt hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển DL theo hướng bền vững của tỉnh Phú Yên. (Xem chi tiết theo phụ lục câu hỏi tại phụ lục số 1 – danh sách chuyên gia xem phụ lục số 3)

Bảng 2.14 Kết quả khảo sát chuyên gia

Đối tượng Số phiếu

phát ra

Số phiếu

thu về Tỷ lệ (%)

1. Lãnh đạọ cấp Tỉnh 4 4 100

2. Lãnh đạo cấp Sở 10 9 90

3. Lãnh đạo Phòng và doanh nghiệp 12 8 67

Tổng cộng 26 21 81

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả năm 2017)

Quá trình khảo sát được thống nhất thực hiện theo 3 bước: 1- Xây dựng phiếu khảo sát; 2- Thu thập số liệu; 3- Xử lý thông tin và phân tích, kết luận. Khái quát

như sau: sau khi dự thảo xong phiếu khảo sát dựa trên những nội dung liên quan đến vấn đề cần khảo sát, tác giả xin ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh phiếu. Sau đó, kết hợp cả gửi, thảo luận và nhận kết quả trực tiếp (đối với lãnh đạo Phòng và doanh nghiệp) và chuyển tiếp qua nhân viên (chủ yếu đối với nhóm lãnh đạo cấp tỉnh và cấp Sở) đến những đối tượng khảo sát và có hướng dẫn cụ thể ý nghĩa của mỗi câu hỏi và phương án trả lời để đối tượng được hỏi lựa chọn theo "cảm nhận" nhưng đảm bảo phù hợp nhất với thực tiễn của tỉnh. Kết quả khảo sát xem tại (Phụ lục số 2 – Tổng hợp kết quả khảo sát).

Biểu đồ 2.1 Kết quả điều tra về tính bình đẳng trong việc phân chia chính sách ưu đãi và mức độ thực hiện các chương trình, chính sách về du lịch

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 2017)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, về trình độ, năng lực của cán bộ công chức tỉnh Phú Yên (xem câu 1 – phụ lục 1) thì có 47,6% đánh giá trình độ cán bộ công chức hiện nay chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, có 52,4% cho biết là cơ bản đáp ứng được một phần công việc; về thái độ làm việc (Câu 2- phụ lục 1) thì có 62,5% đánh giá theo hướng phục vụ tốt, 9,5% đánh giá theo hướng phục vụ đạt yêu cầu và có tới 28,0% đánh giá “theo kiểu mệnh lệnh hành chính” (Xem phụ lục 2). Điều tra về đánh giá tính bình đẳng trong việc các chính sách ưu đãi của nhà nước thì có 3% đánh giá

10% 91% Cơ bản tốt Chưa tốt 38% 48% 14%

Hơi kém Kém Đạt yêu cầu

Tính bình đẳng trong việc phân chia chính sách ưu đãi

Mức độ thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về du lịch

cơ bản là tốt, có tới 90,5% chưa tốt và cho rằng chưa rõ ràng về tính bình đẳng sự phân chia chính sách ưu đãi giữa cấp huyện và cấp xã (Câu 3- phụ lục 1). Đánh giá về mức độ thực hiện những chương trình, kế hoạch nội dung quản lý nhà nước đối với du lịch có 38,1% đánh giá là hơi kém, 47,6% đánh giá là kém và 14,3% đánh giá đạt yêu cầu về phương thức điều hành kiểm tra kiểm soát.

Biểu đồ 2.2 Kết quả điều tra về sản phẩm du lịch và sự quản lý trong công tác khai thác

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 2017)

Đánh giá chất lượng về công tác BVMT tại các điểm, khu DL đối với hoạt động DL thì có hơn 66,7% đánh giá là tạm đạt yếu cầu. Nhận định mức độ ảnh hưởng của các CSHT và cơ sở vật chất DL thì có hơn 57,2% đánh giá hơi kém và 23,8% đánh giá kém về sự đồng bộ giữa hai cơ sở. Mức độ ảnh hưởng việc đào tạo nguồn nhân lực đối với DL thì có hơn 42,9% đánh giá hơi kém trong khi chỉ có 23,8% đánh giá tạm được. Đánh giá về sản phẩm DL hiện nay ở mức trung bình đánh giá có 67,0% còn lại được đánh giá 33,0% là kém. Đánh giá mức độ nghiêm trọng có đôi chút cản trở chiếm 19,0%, và 47,7% chọn phương án tương đối, còn lại 34,3% cho thấy là rất quan trọng trong việc quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ

67% 33% Trung bình Kém 52% 19% 14% 14% Rất quan trọng Quan trọng

Ít quan trọng Không quan trọng

Đánh giá về sản phẩm DL hiện nay trên địa bàn tỉnh so với các địa phương

tương đối phát triển

Sự ảnh hưởng của việc quản lý quy hoạch không chặt chẽ

và giao thông. Sự manh mún trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch có hơn 52,4% chọn phương án quan trọng, 19,0% chọn rất quan trọng, 14,3% chọn phương án ít quan trọng và còn lại 14,3% chọn phương án không quan trọng.

Biểu đồ 2.3 Kết quả điều tra về các tiêu chí phát triển du lịch bền vững mà tỉnh đã đạt được

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả 2017)

Điều tra đánh giá về những tiêu chí phát triển bền vững mà tỉnh đã đạt được thì có hơn 76,2% thực hiện tạm được và 14,3% thực hiện chưa tốt đối với vấn đề về lợi ích KTXH. Có hơn 42% đánh giá đạt yêu cầu trong công tác MT và 33,3% đánh giá tốt về vấn đề này. Cuối cùng tiêu chí về vấn đề cộng đồng có hơn 71,4% đánh giá tốt còn lại 28,6% đánh giá đạt yêu cầu. (Xem câu hỏi – phụ lục 1 và bảng tổng hợp – phụ lục 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)