7. Bố cục của luận văn
1.3.2. Một số kinh nghiệm trong nước
- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hội An: khẳng định tiềm năng
và lợi thế về DL, đồng thời nhận thức rõ giá trị của những di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm). Những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn xem bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá và phát triển DLBV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cùng với công tác bảo tồn, tôn tạo, trùng tu các giá trị di sản văn hóa vật thể là gìn giữ các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng và văn nghệ dân gian mang đậm chất văn hóa xứ Quảng. Song song đó, tỉnh cũng huy động cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. “Công tác phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển DL đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo dựng được thương hiệu du lịch Quảng Nam mà đặc biệt là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn”. Thành phố Hội An đã quyết định hướng đi “Phát triển DL Hội An bền vững trên nền tảng gắn kết văn hoá và sinh thái” từ những thực tiễn trong quá trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với
phẩm DL gắn với di sản; xây dựng sản phẩm DL văn hoá gắn với văn hoá DL; quy hoạch hướng tới sự phát triển bền vững và tăng cường thông tin để nâng cao nhìn nhận ý thức của người dân và du khách… Bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm DL chất lượng cao, vấn đề bảo vệ di sản, tạo mối quan hệ lợi ích hài hoà giữa các bên tham gia khai thác và bảo vệ di sản phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ có bảo vệ di sản một cách tốt nhất thì di sản mới đem lại lợi ích cho những người khai thác di sản và điều này cũng nằm trong những việc làm hướng tới phát triển bền vững. (Nguyễn Quyết Thắng, 2012)
- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng: bên cạnh
sự gia tăng về số lượng khách DL thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện MT đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ DL được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DL. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Ngành DL Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển KTXH. Các tệ nạn xã hội liên quan đến DL như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường DL sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh DL còn thấp. Trước những tồn tại trên để hướng ngành DL của tỉnh theo mục tiêu phát triển DLBV thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách HĐDL vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với MT, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu DL, vận động họ tham gia tích cực vào các
hoạt động DL bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về BVMT, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân cải thiện dần dần về ý thức và hướng