Công ty lữ hành và các đại lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 63 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Công ty lữ hành và các đại lý

Trong những năm qua, hoạt động lữ hành đã và đang thể hiện vai trò làm cầu cho du khách khắp mọi miền đất nước đếnvới Phú Yên, qua đó góp phần thông tin về điểm đến cho du khách và phối hợp với nhiều đơn vị khác như nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan, giải trí... đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là lực lượng làm DL đóng vai trò nòng cốt, trực tiếp khai thác và phân phối phần lớn số lượng khách DL cho các DN phục vụ khác tham gia vào chuỗi giá trị du lịch. Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh lữ hành tại Phú Yên vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới khi mà lĩnh vực này được đánh giá là yếu nhất trong cơ cấu của ngành DL.

Bảng 2.9 Số cơ sở lữ hành của Phú Yên Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng bình quân (%) Số cơ sở Cơ sở 10 10 11 12 12 5,9 Số hướng dẫn viên Người 12 20 17 17 18 24,6 Số ngày khách phục vụ Nghìn ngày 50,55 66,07 63,90 87,54 100,6 23,4 Doanh thu Tỷ đồng 27,0 35,7 37,8 47,3 59,5 21,4 (Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)

Hiện nay, trên toàn tỉnh chỉ có 12 DN đăng ký kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó chưa có bất kỳ DN nào được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đây là một con số còn quá bé. Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của số cơ sở kinh doanh lữ hành chỉ đạt 6%/năm; số lượng hướng dẫn viên DL tuy có tăng nhưng mức tăng không đồng đều giữa các năm, đến năm 2015, Phú Yên có 18 hướng dẫn viên DL (tăng trưởng bình quân 24,6%/năm). Song, điều quan ngại ở đây không chỉ là việc có quá ít các DN kinh doanh lữ hành hay số lượng các hướng dẫn viên DL mà cốt yếu chính là những DN này chủ yếu kinh doanh lữ hành nội địa và đội ngũ hướng dẫn viên DL vẫn chưa có người nào được cấp thẻ quốc tế, quan trọng hơn là chưa đủ khả năng để thiết kế những chương trình DL quốc tế để mang khách DL quốc tế đến Phú Yên mà chủ yếu là thông qua các hãng lữ hành quốc tế tại các địa phương có ngành DL phát triển như Khánh Hòa, Hà Nội hay TP.HCM. Điều này thể hiện sự bị động trong việc thu hút khách quốc tế dẫn đến giảm đáng kể nguồn thu cho ngân sách và ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững trong phát triển DL. Bên cạnh đó, các DN lữ hành phục vụ khách quốc tế chủ yếu thông qua hình thức thiết kế và hướng dẫn các chương trình DL nội tỉnh quen thuộc như: Gành Đá Đĩa, Bãi Môn – Mũi Điện, Đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, Khu di tích Tàu

không số Vũng Rô… Điều này cho thấy đa số DN lữ hành chỉ phục vụ khách đi, chưa quan tâm nhiều đến việc liên kết, đưa khách đến, nguyên nhân do hiện trạng cơ sở hạ tầng, CSVCKT tại các điểm đến trong tỉnh còn nhiều hạn chế, yếu kém gây cản trở trong quá trình phát triển DL theo hướng bền vững.

Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL cho thấy, so với các dịch vụ khác thì doanh thu từ dịch vụ lữ hành vẫn còn khá khiêm tốn. Trong giai đoạn 2011 - 2015, hoạt động lữ hành chỉ đóng góp khoảng 7 % vào tổng doanh thu DL. Tuy nhiên, dịch vụ lữ hành đã có những dấu hiệu khởi sắc khi doanh thu không ngừng tăng qua các năm. Nếu như trong năm 2011, dịch vụ này chỉ mang lại 27 tỷ đồng thì đến năm 2015, con số này đã tăng hơn gấp đôi, đạt 59,5 tỷ. Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu DL tương đối thấp nhưng doanh thu lữ hành có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất, đạt 21,8% cho giai đoạn 2011-2015.

Nhìn chung, với số lượng các DN lữ hành ở Phú Yên còn quá khiêm tốn như hiện nay phản ánh mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh DL ở đây đối với các nhà đầu tư chưa cao. Trong khi, các công ty lữ hành đã từng bước thực hiện khá tốt dịch vụ, duy trì hoạt động có hiệu quả thì một số đơn vị lữ hành trong tỉnh chưa đầu tư đúng mức vào các khâu quan trọng trong hoạt động khai thác dịch vụ lữ hành như: cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, đội ngũ hướng dẫn viên đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Có thể thấy, tỉnh đang từng bước định hình và phát triển theo hướng bền vững, hoạt động lữ hành giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững chung của ngành, vì vậy ngành DL tỉnh cần sớm khắc phục những điều này để tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý “muốn quay trở lại” của du khách và mục tiêu phát triển DLBV mà tỉnh đang hướng tới..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)