7. Bố cục của luận văn
1.1.4. nghĩa và dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền
chất giáo dục cao về ý thức BVMT và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách DL và cả cộng địa phương. DLBV là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, và phúc lợi cho xã hội, nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho dân cư. Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. DL phát triển bền vững là giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái MT trong hiện tại và tương lai. Phát triển DLBV là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy MT thiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người. Phát triển DLBV là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạo điều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói rằng, phát triển DLBV là việc cần làm và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần quan trọng trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước. (Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu, 2001).
1.1.4. Ý nghĩa và dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững bền vững
Việc phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa như sau:
Sự bền vững về kinh tế: tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệu quả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế. Điều cốt lõi, đó là sức
sống, sự phát triển và các hoạt động của DN đó có thể duy trì được lâu dài.
Sự bền vững xã hội: tôn trọng nhân quyền và sự bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. Đòi hỏi phải phân chia lợi ích một cách công bằng, với trọng tâm là giảm đói nghèo. Chú ý đến những cộng đồng địa phương, duy trì và tăng cường những hệ thống, những chế độ hỗ trợ đời sống của họ, thừa nhận và tôn trọng các nền văn hoá khác nhau, và tránh được mọi hình thức bóc lột.
Sự bền vững về MT: bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên không thể thay mới và quý hiếm đối với cuộc sống con người. Hạn chế đến mức độ tối thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước, và bảo tồn sự đa dạng sinh học và các tài sản thiên nhiên đang còn tồn tại. (Huỳnh Văn Đà, 2010)
Dấu hiệu nhận biết du lịch bền vững và du lịch không bền vững:
Để củng cố khái niệm DLBV, nhiều nghiên cứu đã xem xét các tác động của DL và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững. Các tác giả như: Krippendorf (1982); Lane (1990); Hunter và Green (1994); Godfrey (1994); Swarbrooke (1999) sau khi nghiên cứu tác động của DL trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường và xã hội đã đưa ra so sánh các yếu tố được coi là bền vững và các yếu tố được coi là không bền vững trong phát triển DL.
Bảng 1.2 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững Du lịch kém bền vững Du lịch bền vững hơn
Phát triển nhanh Phát triển hài hòa
Phát triển không kiểm soát Phát triển có kiểm soát
Quy mô không phù hợp Quy mô phù hợp
Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn
Phương pháp tiếp cận theo số lượng Phương pháp tiếp cận theo chất lượng
Chiến lược phát triển: không lập kế
hoach, triển khai tùy tiện Quy hoạch trước, triển khai sau Kế hoạch theo dự án Kế hoạch theo quan điểm
Phương pháp tiếp cận theo lĩnh vực Phương pháp tiếp cận chính luận Tập trung vào các trọng điểm Quan tâm tới cả vùng
Áp lực và lợi ích tập trung Phân tán áp lực và lợi ích Thời vụ và mùa cao điểm Quanh năm và cân bằng Các nhà thầu bên ngoài Các nhà thầu địa phương
Nhân công bên ngoài Nhân công địa phương
Kiến trúc theo thị hiếu khách du lịch Kiến trúc bản địa
Xúc tiến marketing tràn lan Xúc tiến marketing tập trung theo đối tượng
Nguồn lực: sử dụng tài nguyên nước, năng lượng lãng phí
Nguồn lực: sử dụng vừa phải tài nguyên nước, năng lượng
Không tái sinh Tăng cường tái sinh
Không chú ý tới lãng phí sản xuất Giảm thiểu lãng phí
Thực phẩm nhập khẩu Thực phẩm sản xuất tại địa phương Tiền bất hợp pháp, không khai báo rõ
ràng Tiền hợp pháp
Nguồn nhân lực chất lượng kém Nguồn nhân lực có chất lượng Khách du lịch: số lượng nhiều Khách du lịch: số lượng ít
Không có nhận thức cụ thể Có thông tin cần thiết bất kì lúc nào Không học tiếng địa phương Học tiếng địa phương
Bị động và bị thuyết phục, bảo thủ Chủ động và có nhu cầu Không ý tứ và kĩ lưỡng Thông cảm và lịch thiệp
Tìm kiếm du lịch tình dục Không tham gia vào DL tình dục
Lặng lẽ, kỳ quặc Lặng lẽ, riêng biệt
Không trở lại tham quan Trở lại tham quan
(Nguồn: Machado A., 2003) Trong hoạt động thực tiễn, cần xem xét các vấn đề làm giảm tính bền vững của phát triển DL, đồng thời so sánh các hoạt động bền vững với các hoạt động không bền vững. Những yếu tố bền vững và không bền vững liệt kê ở trên không mang tính bắt buộc. Chúng phụ thuộc nhiều vào liều lượng, vào khả năng quản lý và kiểm soát của Nhà nước, vào khả năng tự kiểm soát của ngành DL.