7. Bố cục của luận văn
2.2.4. Lao động trong du lịch
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, với tốc độ tăng trưởng 7%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, DL là ngành được đánh giá có nhu cầu nhân sự cao gấp 2 - 3 lần so với một số ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính... Mỗi năm ngành DL cần 40.000 lao động, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra trường chỉ khoảng 15.000 người. Trong những năm qua, cùng với sự tăng nhanh của lượng khách DL và sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật ngành DL, lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia trong các hoạt động kinh doanh DL ở Phú Yên cũng có sự gia tăng về cả số lượng và chất lượng.
Bảng 2.11 Cơ cấu lao động ngành du lịch của Phú Yên
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tăng bình quân (%) Tổng số lao động (người) 3.300 3.310 3.600 3.620 3.635 2,3 Lao động trực tiếp Số lượng (người) 1.060 1.070 1.165 1.170 1.180 2,5 Tỷ trọng (%) 32,1 32,3 32,4 32,3 32,5 - Lao động gián tiếp Số lượng (người) 2.240 2.240 2.435 2.450 2.455 2,2 Tỷ trọng (%) 67,9 67,7 67,6 67,7 67,5 - (Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên)
Giai đoạn 2011 – 2015, tổng số lao động trong ngành DL Phú Yên có sự gia tăng qua các năm, bình quân tăng 2,3%/năm. Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, đến cuối năm 2015, số lao động trong ngành DL của tỉnh đạt 3.635 người, trong đó số lao động trực tiếp là 1.180 người (chiếm 32,5%) và lao động gián tiếp là 2.455 người (chiếm 67,5%); giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Mặc dù có sự phát triển về số lượng nhân lực nhưng mức tăng trưởng vẫn còn rất thấp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động DL. Ngày nay, nhận thức và yêu cầu của du khách ngày càng cao. Nhân viên DL chỉ có trình độ tri thức cơ bản sẽ khó làm họ hài lòng. Theo các chuyên gia phân tích, thách thức lớn nhất của ngành DL Việt Nam nói chung và của Phú Yên nói riêng chính là sự chuyên nghiệp của đội ngũ cung cấp dịch vụ.
Có thể nói, yếu tố nguồn nhân lực chính là chìa khoá cho phát triển DLBV, tuy nhiên hầu hết sinh viên ra trường kỹ năng làm việc còn rất yếu, đa số các sinh viên đều rất giỏi lý thuyết, nhưng lại chưa có hiểu biết về thực tiễn. Thực trạng này dẫn đến tình trạng nhiều nhà hàng, khách sạn do không tuyển được nhân viên đã chấp nhận sử dụng lao động chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm và đã thạo việc. Ngoài ra, còn nhiều khách sạn có tình trạng đối phó về nhân viên khi có đoàn kiểm tra đến, là do việc tuyển dụng nhân viên có bằng cấp quá khó. Để đáp ứng yêu cầu công việc, thay vì tuyển nhân viên có bằng cấp, các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh đành tuyển những nhân viên không có bằng cấp nhưng lại làm được việc. Trong những năm gần đây, thị trường khách Nga tăng cao nhưng ngành DL Phú Yên lại thiếu trầm trọng cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nga gây ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ du khách. Do vậy, đội ngũ quản lý cấp cao về DL của tỉnh còn rất yếu. Hầu hết các DN phải tự đào tạo đội ngũ này bằng cách cho vào các thành phố lớn hoặc thuê người từ các thành phố lớn về để bồi dưỡng.
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong ngành du lịch Phú Yên
(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên) Trên đại học; 00% Đại học - Cao đẳng; 10% Trung cấp - Sơ cấp; 43% Đào tạo tại
chỗ và ngắn hạn; 47%
DL là ngành kinh tế dịch vụ, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra đồng thời, vì vậy chất lượng sản phẩm dịch vụ không thể tách rời chất lượng lao động được. Theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL tỉnh Phú Yên, lao động có trình độ đào tạo đại học, cao đẳng chỉ chiếm 9,5%, tiếp đến là trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 43% và cao nhất trong cơ cấu chính là lao động đào tại ngắn hạn và tại chỗ chiếm 47,2%, còn lại là lao động trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ rất bé, không đáng kể. Theo các DN du lịch, nguồn nhân lực hiện nay vừa thiếu vừa yếu, chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Số lượng lao động có tăng lên hằng năm nhưng chất lượng chưa được cải thiện. Nhìn chung, lao động ngành DL hiện nay còn hạn chế về nhiều mặt, lao động lành nghề còn ít, chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, DL là ngành kinh tế mang tính đối ngoại cao, tuy nhiên khả năng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) của đội ngũ lao trong ngành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường khách quốc tế. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và hơn hết làm giảm tính bền vững trong phát triển DL.
Ngành DL tỉnh không ngừng kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về DL ổn định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, Sở VHTTDL đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh mở các lớp tập tuấn nghiệp vụ, cử cán bộ của Sở tham dự các khoá tập huấn công tác quản lý Nhà nước về DL do Dự án Phát triển nguồn nhân lực DL (Dự án EU) tổ chức. Bên cạnh đó, để từng bước giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, Sở VHTTDL phối hợp với các trường chuyên nghiệp tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như: lễ tân, buồng bàn, bar. Một số thành công ban đầu: tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở lưu trú DL, lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường trong các cơ sở lưu trú DL...; phối hợp với Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về quản lý khách sạn vừa và nhỏ... Tuy nhiên, trong khi quản lý nhà nước về DL là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cấp cơ sở) luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ,
kinh nghiệm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Có lúc, có nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực như: di sản văn hóa, tổ chức lễ hội… Vì vậy, để có thể khai thác từ hoạt động DL lâu dài, chúng ta cũng cần có những chính sách đào tạo nguồn nhân lực – cán bộ kinh doanh DL, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp DLBV, cải thiện chất lượng các sản phẩm, dịch vụ DL.