Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 37)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch bền vững

1.3.1. Một số kinh nghiệm quốc tế

- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Malaysia: Ở Malaysia, việc phát

triển DLBV phải được dựa trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các giá trị đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để tạo ra các sản phẩm DLBV, độc đáo. Với mục tiêu này, Malaysia đã xây dựng chương trình DL nghỉ tại nhà dân ở khu làng Desa Murni ngoại ô Kualar Lumpur, từ đó nhân rộng ra ở những nơi khác trên đất nước Malaysia. Khách DL tham gia vào chương trình DL nghỉ tại

nhà dân được người dân bản địa đón tiếp nồng hậu, được coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đây chính là yếu tố hấp dẫn khách DL. (Nguyễn Minh Tuệ, 1999)

- Kinh nghiệm phát triển DLBV ở Thái Lan: việc nghiên cứu nguồn tiềm năng rất quan trọng, nó là cơ sở để hoạch định, tổ chức quản lý DL văn hóa. Vào thập niên 70 - 80 của TK XX Thái Lan trở thành đất nước có ngành DL phát triển nóng. Từ thành công của chiến dịch quảng bá hình ảnh đất nước Thái: "Amazing Thái Lan" (Ngạc nhiên Thái Lan) trong lần thứ hai. Chỉ riêng năm 1999, số lượng khách DL quốc tế đến Thái Lan đạt 8.580.332 người, tăng 10,5% so với năm 1998 (Thavarasukha, 2005). Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành DL ở Thái Lan đã dẫn đến suy thoái MT và tài nguyên văn hóa DL của cả nước… Chính điều này đã thúc đẩy Thái Lan phải phát triển DLBV. Kể từ năm 1994, Cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã yêu cầu các dự án triển khai ở các ở các điểm tài nguyên văn hóa và MT phải có nghiên cứu về tài nguyên tại khu vực (UNWTO, 2010). Chính sách của chính phủ Thái Lan về DL trong những năm gần đây đã hướng đến phát triển DLBV nhiều hơn. TAT đã cố gắng phân tích các bài học đắt giá để đưa ra kế hoạch cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp DL Thái Lan. Du lịch văn hóa là một trong những chiến lược để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành DL Thái Lan. (Thavarasukha, 2005)

- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Vân Nam – Trung Quốc: Vân

Nam là một tỉnh của Trung Quốc với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 80% diện tích), đất dùng cho nông nghiệp rất hạn chế vì vậy chính quyền cần có chính sách phát triển KTXH, quy hoạch dân cư, sử dụng đất đai một cách hợp lý. Phát triển DL ở đây được đặt dưới sự quản lý tốt của Nhà nước bằng các quy hoạch hợp lý với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành và địa phương. Vân Nam có nhiều khu DL nổi tiếng với nhiều sắc thái, sinh cảnh riêng đã tạo cho DL của tỉnh phát triển một cách đa dạng. Với sự quản lý khai thác tài nguyên DL được thống nhất cao gắn kết với sự tham gia của cộng đồng dân cư tạo nền tảng cho DL ở đây phát triển một cách bền vững, lâu dài. Quy hoạch các khu DL ở đây tuân theo quy luật của thị trường nhưng

có một sự định hướng rõ ràng. Trong quá trình lập quy hoạch DL có sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về các lĩnh vực như: xây dựng, kiến trúc, DL, lữ hành, văn hoá và MT... Quy hoạch của tỉnh theo hướng bền vững, song song với việc phát triển DL là việc gìn giữ bản sắc dân tộc, BVMT và bảo vệ cảnh quan DL. Ở các địa điểm DL thì đều có các quy định rõ ràng cho các nhà quản lý, người kinh doanh và khách DL phải thực hiện một cách nghiêm túc. Cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ du khách đều phải làm theo mẫu thống nhất phù hợp với khu DL, không có hiện tượng chèo kéo khách mua hàng, hiện tượng ăn xin, các tệ nạn xã hội... Chính quyền tỉnh hỗ trợ cư dân địa phương phát triển các ngành nghề truyền thống bằng cách mở các lớp đào tạo nghề thu công, cho vay vốn tạo dựng cở sở sản xuất thủ công... Chính những việc làm đó đã giúp cho cơ hội tăng thêm thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm giảm sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. (Đoàn Liêng Diễm, 2003)

1.3.2. Một số kinh nghiệm trong nước

- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Hội An: khẳng định tiềm năng

và lợi thế về DL, đồng thời nhận thức rõ giá trị của những di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Đô thị cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm). Những năm qua, tỉnh Quảng Nam luôn xem bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá và phát triển DLBV là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Cùng với công tác bảo tồn, tôn tạo, trùng tu các giá trị di sản văn hóa vật thể là gìn giữ các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng và văn nghệ dân gian mang đậm chất văn hóa xứ Quảng. Song song đó, tỉnh cũng huy động cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. “Công tác phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển DL đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo dựng được thương hiệu du lịch Quảng Nam mà đặc biệt là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn”. Thành phố Hội An đã quyết định hướng đi “Phát triển DL Hội An bền vững trên nền tảng gắn kết văn hoá và sinh thái” từ những thực tiễn trong quá trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với

phẩm DL gắn với di sản; xây dựng sản phẩm DL văn hoá gắn với văn hoá DL; quy hoạch hướng tới sự phát triển bền vững và tăng cường thông tin để nâng cao nhìn nhận ý thức của người dân và du khách… Bên cạnh việc xây dựng các sản phẩm DL chất lượng cao, vấn đề bảo vệ di sản, tạo mối quan hệ lợi ích hài hoà giữa các bên tham gia khai thác và bảo vệ di sản phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ có bảo vệ di sản một cách tốt nhất thì di sản mới đem lại lợi ích cho những người khai thác di sản và điều này cũng nằm trong những việc làm hướng tới phát triển bền vững. (Nguyễn Quyết Thắng, 2012)

- Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha Kẻ Bàng: bên cạnh

sự gia tăng về số lượng khách DL thì cơ sở vật chất ở Phong Nha - Kẻ Bàng phục vụ du khách cũng được nâng cấp, cải thiện MT đã được quan tâm, giữ gìn, chất lượng phục vụ DL được nâng lên một bước và sự tham gia ngày càng tích cực của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DL. Điều đó đã giúp cho Phong Nha - Kẻ Bàng được sự hài lòng của du khách khi đến đây. Ngành DL Phong Nha - Kẻ Bàng còn góp phần quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, đóng góp tích cực cho phát triển KTXH. Các tệ nạn xã hội liên quan đến DL như mại dâm, ma tuý, tội phạm... không có chiều hướng gia tăng và luôn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong mỗi năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một lượng rác thải rất lớn, môi trường DL sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh DL còn thấp. Trước những tồn tại trên để hướng ngành DL của tỉnh theo mục tiêu phát triển DLBV thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách HĐDL vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với MT, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu DL, vận động họ tham gia tích cực vào các

hoạt động DL bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về BVMT, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân cải thiện dần dần về ý thức và hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững. (Trần Tiến Dũng, 2007)

1.3.3. Một số bài học rút ra cho phát triển du lịch Phú Yên theo hướng bền vững bền vững

Từ những kinh nghiệm phát triển DLBV của Malaysia, Thái Lan, Phong Nha - Kẻ Bàng, của Hội An có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tại các địa phương DL nói riêng và ngành DL Phú Yên nói chung như sau:

- Cần hài hòa các tiêu chí phát triển DLBV (du lịch sinh thái, du lịch xanh, đảm bảo hài hòa KT – XH – MT). Khai thác phải đi đôi bảo vệ, bảo tồn. Cần qui hoạch hợp lý phát triển DL, xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch.

- Tích cực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu DL, xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về DL Phú Yên; thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu DL.

- Phát triển đa dạng hóa các loại hình DL, hỗ trợ cộng đồngđịa phương tham gia vào hoạt động DL, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong BVMT và cảnh quan khu DL. Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ DL, việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ DL cũng chính là cách làm DLBV.

- Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng đồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môi trường. Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ DL. Có các chính sách bảo đảm an toàn cho khách DL…

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Phát triển du lịch theo hướng bền vững trong những năm gần đây trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.

Quá trình làm rõ cơ sở lý luận ở chương 1 đã khẳng định được những vấn đề: - Một là phân tích khái quát những khái niệm về phát triển bền vững và phát triển DLBV, vai trò của phát triển DLBV trong phát triển KTXH…

- Hai là, phân tích nội dung và những nhân tố tác động đến phát triển du lịch bền vững.

- Ba là, nêu ra một số kinh nghiệm các nước trên thế giới về phát triển du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng.

Trên cơ sở đó luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển DL theo hướng bền vững của tỉnh Phú Yên ở chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Phú Yên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: là cơ sở quan trọng đến phát triển du lịch đối với phát triển

KTXH nói chung và du lịch của tỉnh nói riêng. Tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay đã thống kê của tỉnh là: 5.060,70 km 2. Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý là: vĩ tuyến: 12o39’10’’ đến 13o45’20’’ Bắc; kinh tuyến: 108o40’40’’ đến 109o27’47’’ Đông.

Hình 2.1 Bản đồ du lịch Phú Yên

- Địa hình, thổ nhưỡng, địa mạo: Địa hình khá đa dạng: đồng bằng đồi núi,

cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, trong đó đất có địa hình tương đối bằng phẳng chiếm 14% diện tích, đất có độ dốc từ 0o

đến trên 25o chiếm 86%. Phú Yên có 03 mặt là dãy núi: dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu – Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn Đông của dãy Trường Sơn có một dãy núi thấp hơn đâm ngang ra biển tạo nên Cao Nguyên Vân Hòa; là ranh giới phân chia hai đồng bằng trù phú do sông Ba và sông Kỳ Lộ bồi đắp. Diện tích đồng bằng toàn tỉnh là 816km2 , trong đó riêng đồng bằng Đông Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa đã chiếm 500km2, đây là đồng bằng màu mỡ nhất do nằm ở hạ lưu sông Ba chảy từ các vùng đồi bazan ở thượng lưu đã mang về lượng phù sa màu mỡ. Địa hình Phú Yên thuộc loại có độ dốc lớn.

- Khí hậu, thời tiết: Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 26,00C; tháng có nhiệt độ không khí trung bình lớn nhất vùng miền núi là tháng 5 (28,80C); ở đồng bằng vào tháng 6 (29,20C). Những vùng có độ cao dưới 100m, nhiệt độ trung bình năm thường dao động khoảng 26-270C; ở độ cao từ 100-300m, nhiệt độ trung bình năm thường dao động từ 24-250C. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. Ở độ cao trên 400m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn 23- 230C; trên 1000m, nhiệt độ trung bình năm giảm xuống dưới 210C. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Yên tương đối ôn hòa, là điều kiện thuận lợi để khai thác DL quanh năm. Bên cạnh đó, thời tiết ổn định không có những hiện tượng bất thường giúp người dân địa phương thuận lợi trong canh tác cũng như trong thu hoạch mùa vụ, đồng thời trong nông nghiệp còn có thể tạo ra những sản phẩm trái mùa để thu hút du khách tham quan ở mọi thời điểm trong năm.

Những đặc điểm về lịch sử hình thành, vị trí địa lý lãnh thổ, địa hình thổ nhưỡng địa mạo, khí hậu và sự đa dạng về các điều kiện tự nhiên của Phú Yên đã tạo ra sự phong phú, tính pha trộn sinh thái cao của các vùng lân cận như vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng

bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo... với nhiều di sản văn hóa độc đáo còn lưu giữ cho đến ngày nay. Đây chính là những yếu tố cơ bản tạo nên tài nguyên DL, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của vùng trong tương lai.

2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội

- Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội: các huyện miền núi: dân số khoảng

155.000 người, mật độ trung bình 53 người/km2. Là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu sổ, đời sống kinh tế, VHXH còn nhiều khó khăn, dân cư thưa và phân tán. Phú Yên có gần 30 dân tộc thiểu số chủ yếu sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây nhiều dân tộc có từ lâu đời như: Chăm, Êđê, BaNa, Hrê, Hoa, Mnong... Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi nên nhiều dân tộc đã về đây sinh sống và lập nghiệp. Các dân tộc ít người được đưa về sống nơi đây với công việc hàng ngày là dệt thổ cẩm, làm gốm, đúc đồng… nhằm tái hiện lại các nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Đây cũng là một địa điểm thu hút khách DL đến tham quan và hiểu thêm văn hóa các dân tộc.Các huyện đồng bằng và ven biển: dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh phú yên theo hướng bền vững (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)