7. Bố cục của luận văn
2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội
- Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội: các huyện miền núi: dân số khoảng
155.000 người, mật độ trung bình 53 người/km2. Là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu sổ, đời sống kinh tế, VHXH còn nhiều khó khăn, dân cư thưa và phân tán. Phú Yên có gần 30 dân tộc thiểu số chủ yếu sống tập trung ở các huyện miền núi phía Tây nhiều dân tộc có từ lâu đời như: Chăm, Êđê, BaNa, Hrê, Hoa, Mnong... Do vị trí địa lý và điều kiện tạo lập cuộc sống thuận lợi nên nhiều dân tộc đã về đây sinh sống và lập nghiệp. Các dân tộc ít người được đưa về sống nơi đây với công việc hàng ngày là dệt thổ cẩm, làm gốm, đúc đồng… nhằm tái hiện lại các nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Đây cũng là một địa điểm thu hút khách DL đến tham quan và hiểu thêm văn hóa các dân tộc.Các huyện đồng bằng và ven biển: dân số khoảng 730.800 người, mật độ trung bình 330 người/km2 đời sống kinh tế, VHXH phát triển khá.
- Điều kiện KTXH: kinh tế Phú Yên những năm qua có mức độ tăng trưởng
khá cao (năm 2010 khoảng 12,7%), đời sống người dân không ngừng nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 779.000 đồng/tháng tính theo giá thực tế, trong đó khu vực đô thị khoảng 894.000 đồng, khu vực nông thôn khoảng 748.000 đồng chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất là 2,8 lần; giữa thành thị và nông thôn là 1,2 lần.
Nhìn chung, cùng với tiến trình phát triển của đất nước mức sống dân cư ở Phú Yên đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên so với nhu cầu đời sống thì vẫn còn ở mức thấp và đáng lưu ý, theo đánh giá của các chuyên gia trong buổi hội thảo chuyên đề về “dân số và phát triển bền vững” của Sở VHTTDL trình cho tỉnh ngày 30/5/2011 cho thấy, trong mọi hình thái KTXH, dân số là động lực, là trung tâm của phát triển. Những biến đổi về quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số chính
là yếu tố quan trọng liên quan đến phát triển theo hướng bền vững. Các nhà lãnh đạo và quản lý của tỉnh đã ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về sự ổn định quy mô dân số với sự gia tăng hợp lý. Điều đó đã giúp Phú Yên giảm bớt những căng thẳng về nguồn tài nguyên cạn kiệt, suy thoái MT, quá tải dân cư đô thị... từ đó tăng các nguồn lực đầu tư phát triển dài hạn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho người dân.