7. Bố cục của luận văn
2.3.3.1. Hạn chế về công tác quản lý nhà nước
- Chưa xây dựng được cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư DL, chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa kịp thời; đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng và kiêm nhiệm hoặc trái chuyên môn. Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh DL còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính bền vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.
- Các chính sách ưu đãi của nhà nước thể hiện nhiều bất cập như: quy định ưu đãi địa bàn lại tính theo cấp huyện trong khi nhiều xã khó khăn lại không được hưởng ưu đãi chưa đảm bảo tính công bằng trong phát triển DLBV.
- Phương thức điều hành chủ yếu là mở hội nghị, ra văn bản điều hành, kiểm tra kiểm soát định kỳ hay đột xuất. Do hoạt động điều hành chưa đều tay, tính nhất quán chưa cao, sự phân công, phối hợp chưa rõ nên tập trung về UBND tỉnh một khối lượng cụ thể rất lớn.
- Chưa tận dụng lâu dài tài nguyên DL và duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái DL, phát triển DL gây ảnh hưởng tới khả năng chịu tải của tài nguyên và MT DL. Cụ thể: công tác BVMT và tài nguyên DL tại một số khu, điểm DL chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng vức rác bừa bãi gây mất vệ sinh và ô nhiễm MT còn diễn ra phổ biến, nhất là khu vực bờ biển Tuy Hòa; một số di tích, danh lam thắng cảnh, đang có nguy cơ xuống cấp, MT bị ô nhiễm, cảnh quan thiên nhiên bị xâm hại, cụ thể tại gành Đá Đĩa việc buôn bán san hô, bày hàng trong khu vực di tích, chèo kéo khách, vứt rác bừa bãi… chưa được giải quyết dứt điểm.
Nguyên nhân:
- Nhận thức, hiểu biết của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò ngành DL chưa sâu sắc, còn mang tính bảo thủ, chưa chuyển hóa thành các hoạt động cụ thể trong phát triển DL của địa phương.
doanh gắn bó với chiến lược phát triển ngành.
- Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển DL còn hạn chế về nhiều mặt.