Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý nguồn nhân lực tạ
UBND thành phố Thái Nguyên
4.1.1. Quan điểm, phương hướng
Thứ nhất, quản lý NNL phải được coi là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm
tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở TP. Thái Nguyên.
Ở Việt Nam, để đảm bảo cho sự nghiệp CNH, HĐH thành công cần phải lấy việc phát huy NNL làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, con người là mục tiêu là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. TP. Thái Nguyên có một NNL dồi dào nhưng không mạnh, do vậy để phát triển kinh tế - xã hội đẩy nhanh CNH, HĐH, TP. Thái Nguyên cần phải phát triển mạnh và có hiệu quả NNL sẵn có của tỉnh: tiềm năng về trí tuệ, sức sáng tạo, trình độ kỹ thuật lao động... NNL chất lượng cao là một trong những yếu tố của tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng. TP. Thái Nguyên có khả năng cạnh tranh hay không, có hấp dẫn và thu hút được đầu tư nước ngoài hay không phụ thuộc phần lớn vào chất lượng NNL. Bởi vậy, tập trung phát triển NNL chất lượng cao là sự lựa chọn tối ưu và là khâu đột phá để đẩy mạnh CNH, HĐH ở TP. Thái Nguyên.
Thứ hai, quản lý NNL phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của TP. Thái Nguyên.
Trong đào tạo NNL của TP. Thái Nguyên nhất thiết cần tuân theo nguyên tắc đào tạo theo định hướng hội nhập kinh tế thế giới. Mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo xác định trên cơ sở yêu cầu của phát triển KT-XH
cần coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường hiệu quả. Việc nâng cao năng suất và hiệu quả lao động cần gắn liền với sự quan tâm hoàn thiện và phát triển nhân cách, đạo đức, tôn trọng quyền con người, sự bình đẳng trong tổ chức.
Thứ ba, quản lý NNL là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các cấp, các ngành trong thành phố.
Quản lý nguồn nhân lực phải dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các ngành, các cấp trong tỉnh. Trong đó, chính quyền vẫn là người chịu trách nhiệm chính, thông qua việc thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, nhằm tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần, xây dựng một môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và một hệ thống chính sách quản lý NNL một cách phù hợp. Quản lý nhà nước về phát triển NNL phải tiến hành đồng bộ trên cả ba mặt: đào tạo, sử dụng, đãi ngộ thì mới có thể phát huy nguồn nhân lực một cách có hiệu quả trong tổ chức.
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, trước tiên là đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, từ cấp thành phố đến cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu chức danh và vị trí việc làm; nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Chuẩn hóa trình độ cán bộ, công chức, viên chức:
- 100% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo, quản lý đương nhiệm và dự bị, nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong các tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên, đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với từng loại chức danh, từng ngạch và từng chức danh nghề nghiệp.
- 100% công chức các cơ quan hành chính phải đạt trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch; ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, từng chức danh. Đối với công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- 100% viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập phải đạt trình độ chuyên môn phù hợp vị trí việc làm; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành; ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh nghề nghiệp.
- 100% cán bộ chủ chốt cơ sở phường - xã, thị trấn (bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân; chủ tịch ủy ban mặt trận tổ quốc và trưởng các đoàn thể phường - xã, thị trấn) có trình độ đại học hoặc đang học đại học, trung cấp lý luận chính trị trở lên. Đối với công chức chuyên môn phường - xã, thị trấn đảm bảo 100% trình độ từ đại học trở lên (đối với các xã cần đạt trình độ đại học) phù hợp công việc đảm nhận, trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học theo chuẩn quy định đối với từng ngạch, chức danh.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức khi được tuyển dụng từ năm 2016 phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn và các tiêu chuẩn khác theo quy định phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, đồng thời có lộ trình chuyển đổi cho các trường hợp đang công tác chưa đạt yêu cầu.
b) Phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi:
- Đào tạo trên 20 tiến sĩ và 270 thạc sĩ theo Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ (tập trung tuyển chọn, đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật và xã hội: công nghệ thông tin; xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, môi trường; vật liệu mới; quản lý dự án; quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; quản trị kinh doanh, thị trường tài chính, chứng khoán…); thu hút nguồn cán bộ cho Chương trình tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân từ 50 chỉ tiêu trở lên.
- Đào tạo 100 thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành công nghệ sinh học ở trong nước và nước ngoài (sinh học phân tử động, thực vật; di truyền chọn tạo giống cây trồng; vaccine, protein tái tổ hợp; công nghệ sinh học môi trường; công nghệ vi sinh; công nghệ sinh học thủy sản…).
- Đào tạo đội ngũ kỹ sư, thạc sỹ tin học, điện tử… phục vụ công tác quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng, khai thác các chương trình phần mềm ứng dụng trong quản lý nhà nước lĩnh vực giao thông vận tải, vận tải hành khách công cộng, đường sắt đô thị, đường thủy, đường cao tốc, hầm ngầm, cầu vượt trên cao... (ít nhất 50 - 60 trường hợp cho tất cả các hình thức đào tạo trong nước, nước ngoài và kết hợp cả hai hình thức trong và ngoài nước).