Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 98 - 100)

5. Bố cục và nội dung nghiên cứu của đề tài

3.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài

- Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế ảnh hưởng đến mức sống, thu nhập của NNL trong tất cả các đơn vị tổ chức; đối với NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên cũng chịu ảnh hưởng như tiền lương, chính sách tuyển dụng NNL,..bởi lẽ nền kinh tế phát triển là cơ hội cho NNL chuyển dịch sức lao động giữa doanh nghiệp và cơ quan hành chính nhà nước. Năm 2017, dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,7%, còn nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên có mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 15,2% (năm 2016), thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/người/năm, tỉnh Thái Nguyên đang trên đà hội nhập và phát triển đòi hỏi NNL trong UBND thành phố hội nhập và phát triển về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, số NNL đạt biên chế cao, mỗi cá nhân phải tích cực tham gia đào tạo, phát triển nâng cao chuyên môn đáp ứng với tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Thái Nguyên và quốc gia.

- Chính sách pháp luật của Nhà nước: đây là yếu tố điều tiết về cơ chế quản lý, chính sách lương bổng của Nhà nước, chính sách thực thi công vụ của NNL trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước và việc quản lý NNL tại cơ quan NN phải phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước. Chính sách pháp luật của nhà nước về quản lý NNL trong cơ quan hành chính về quản lý số lượng, chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, chính trị cách mạng của NNL thực thi nền công vụ. Đặc biệt là chính sách pháp luật đẩy lùi nạn quan liêu, tham nhũng của cán bộ

công chức trong quá trình tiếp nhận và làm việc với người dân. Bên cạnh đó, chính sách pháp luật giúp quản lý NNL về nạn chảy máu chất xám thông qua công tác thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ theo quy trình của cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, chính sách pháp luật giúp quản lý tiền lương và quỹ lương dành riêng cho khu vực hành chính nhà nước về đối tượng, mức hưởng, chế độ liên quan,…điều này vừa có tác dụng ổn định nguồn thu nhập vừa đảm bảo lợi ích giữa trách nhiệm và quyền lợi của NNL hiện đang làm việc tại UBND thành phố.

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ: trong bối cảnh công nghệ thông tin, NNL tại UBND thành phố cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức và kỹ năng sử dụng kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ công việc, như soạn thảo văn bản trên máy tính, sử dụng mạng internet, máy in, máy fax, máy scan, thư điện tử, …Cùng với quá trình hỗ trợ của máy móc, phương tiện hữu hình giúp chất lượng, tiến độ và hiệu quả công việc trở nên nhanh chóng, thông tin cập nhật và kịp thời xử lý các vấn đề liên quan.

- Các yếu tố văn hóa, xã hội: văn hóa của người Việt luôn coi trọng nhân cách, tính khí, hành vi cư xử, đạo đức con người. Trong tổ chức hành chính nhà nước, NNL chịu ảnh hưởng tâm lý đó mà có thể tạo điều kiện cho NNL phát triển về trí tuệ, kiến thức và nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị cách mạng của cán bộ công chức. Ban lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên sử dụng phong cách quản lý trong quá trình quản lý NNL như hình thức dân chủ, tạo điều kiện NNL sửa sai khi mắc lỗi, coi trọng đồng nghiệp, xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, cởi mở, thái độ thiện chí, nhiệt tình, lịch sự trong tổ chức và với người dân đến ủy ban làm việc.

b. Môi trường vi mô

- Khách hàng: các cơ quan quản lý hành chính nhà nước luôn nêu cao quan điểm"Nhà nước Việt Nam là của dân, do dân và vì dân". Chính vì vậy, khi đội ngũ NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên tiếp dân cần tỏ thái độ

thiện chí, hợp tác, giúp đỡ người dân đến sử dụng dịch vụ hành chính công. Chính điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý NNL về khía cạnh đào tạo, nâng cao kỹ năng làm việc của NNL nhằm đạt hiệu quả cao nhất của ủy ban khi tiếp dân.

- Sự cạnh tranh của các cơ quan NN trong cùng ngành: giữa các cơ quan hành chính nhà nước cùng ngành luôn xảy ra tình trạng chuyển dịch NNL như công tác thuyên chuyển, đề bạt nên tạo ra sự ảnh hưởng đến tổ chức. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên, đã thực hiện công tác luân chuyển, tuyển dụng theo hình thức xét tuyển nhằm tuyển chọn cá nhân xuất sắc nhất từ các cơ quan NN cùng ngành khác. Kết quả tuyển dụng giúp Ủy ban tiết kiệm chi phí đào tạo, bồi dưỡng cho NNL.

- Sự cung ứng NNL của các cơ sở đào tạo: nhân tố này tạo ra quy mô tuyển dụng của UBND thành phố, đó là nguồn tuyển tin cậy về trình độ, kiến thức, kỹ năng của NNL. Tỉnh Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên là đại học vùng đa ngành, đa lĩnh vực cung ứng cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ có chất lượng cho các tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn. Khả năng cung cấp NNL này luôn đảm bảo chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm. Bên cạnh đó, UBND thành phố còn chú trọng đến từ các trường, viện, học viện khác trong cả nước để có thể tìm được ứng viên thích hợp từng vị trí công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)