Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 52 - 56)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực tại UBND thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên

a. Cơ cấu NNL theo độ tuổi, giới tính

Cơ cấu NNL theo tuổi, giới tính

=

Số lượng NNL phân loại theo tuổi, giới tính

x 100% Tổng số NNL trong tổ chức

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng NNL trong tổ chức được phân loại theo tuổi, giới tính, xem xét sự phù hợp của tuổi, giới tính với kết quả hoàn thành công việc của UBND thành phố Thái Nguyên.

b. Cơ cấu NNL theo trình độ lý luận chính trị

Cơ cấu NNL theo trình độ lý luận

chính trị

=

Số lượng NNL phân loại theo trình độ

lý luận chính trị x 100% Tổng số NNL trong tổ chức

Chỉ tiêu này phản trình độ QLNN là trung cấp, sơ cấp, cao cấp, hay cử nhân của NNL đối với kết quả thực hiện công việc chung của UBND thành phố Thái Nguyên.

c. Cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn

Cơ cấu NNL theo chuyên môn =

Số lượng NNL phân loại theo chuyên môn

x 100% Tổng số NNL trong tổ chức

Trình độ học vấn, chuyên môn có được thông qua hệ thống đào tạo. Đào tạo làm tăng lực lượng lao động có trình độ cao, tạo ra khả năng thúc đẩy tăng trưởng kết quả hoàn thiện công việc chung của UBND thành phố Thái Nguyên.

d. Cơ cấu NNL theo trình độ tin học, ngoại ngữ

Cơ cấu NNL theo trình độ tin

học, ngoại ngữ =

Số lượng NNL phân loại theo trình độ tin học,ngoại ngữ

x 100% Tổng số NNL trong tổ chức

Trình độ tin học, ngoại ngữ có được thông qua khả năng học tập của NNL trong tổ chức, chỉ tiêu này đánh giá khả năng bồi dưỡng của cá nhân NNL và đáp ứng tính thiết yếu trong bối cảnh tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và nâng cao chất lượng NNL của UBND thành phố Thái Nguyên.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực tại UBND thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

2.3.2.1. Chỉ tiêu về thu hút nguồn nhân lực a. Công tác tuyển dụng

Tỷ lệ NNL được đào tạo ứng tuyển =

Số lượng NNL ứng tuyển đã qua đào tạo

x 100% Tổng số NNL ứng tuyển

Tỷ lệ này phản ánh mức độ hoàn thiện về năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ của NNL. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ chất lượng chuyên môn công việc được đảm bảo thực hiện tốt tại tổ chức.

b. Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

Cơ cấu từng tiêu chí đánh công tác tuyển dụng =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá các tiêu chí về công tác tuyển dụng ở mức độ nào. Chỉ tiêu này bao gồm: đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi vị trí tuyển dụng; nguồn tuyển dụng đa dạng, phong phú; hình thức tuyển dụng linh hoạt, phù hợp với vị trí công việc; quy trình tuyển dụng minh bạch, công khai, tuân thủ theo pháp luật; kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, công khai.

c. Chỉ tiêu đánh giá công tác dự báo và hoạch định NNL

Cơ cấu từng tiêu chí đánh công tác dự báo,

hoạch định

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá các tiêu chí về công tác hoạch định và dự báo NNL ở mức độ nào. Chỉ tiêu này bao gồm: Khoa học, logic; Quy trình hoạch định chi tiết, chặt chẽ tuân theo quy định của cơ quan QLNN; Điều hòa các hoạt động quản lý NNL; Xuất phát từ kế hoạch hoạt động của tổ chức; Dự báo diễn ra các khoảng thời gian ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

2.3.2.2. Chỉ tiêu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực a. Chỉ tiêu tiêu đánh giá công tác đào tạo NNL

Cơ cấu từng tiêu chí đánh công tác đào tạo =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá các tiêu chí về công tác hoạch định và dự báo NNL ở mức độ nào. Chỉ tiêu này bao gồm: Cơ hội đào tạo bình đẳng; Các khóa đào tạo hữu ích; Chế độ hỗ trợ đào tạo tốt; Thời gian công tác để được đào tạo hợp lý.

b. Chỉ tiêu tiêu đánh giá kết quả sau đào tạo NNL

Cơ cấu từng tiêu chí đánh kết quả sau đào tạo =

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá các tiêu chí về công tác hoạch định và dự báo NNL ở mức độ nào. Chỉ tiêu này bao gồm: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Thái độ tích cực trong công việc; Nâng cao các kỹ năng: làm việc nhóm, thuyết phục, giao tiếp, thuyết trình,…; Khả năng nắm bắt thông tin và xử lý các tình huống công vụ; Phẩm chất đạo đức, chính trị, nghề nghiệp được cải thiện.

2.3.2.3. Chỉ tiêu về duy trì nguồn nhân lực

a. Chỉ tiêu tiêu NNL đánh giá công tác luân chuyển, bổ nhiệm NNL Cơ cấu từng tiêu chí đánh

công tác luân chuyển, bổ nhiệm NNL

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá các tiêu chí về công tác hoạch định và dự báo NNL ở mức độ nào. Chỉ tiêu này bao gồm: cơ hội luân chuyển, bổ nhiệm công bằng; Điều kiện luân chuyển, bô nhiệm hợp lý; Lạc quan về tiềm năng phát triển trong tương lai.

b. Chỉ tiêu tiêu đánh giá điều kiện môi trường làm việc của NNL

Cơ cấu từng tiêu chí đánh điều kiện, môi trường làm

việc của NNL

=

Số lượng người trả lời

x 100% Tổng số người được hỏi

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá các tiêu chí về công tác hoạch định và dự báo NNL ở mức độ nào. Chỉ tiêu này bao gồm:trang thiết bị đầy đủ, hiện đại; Các yếu tố hỗ trợ (tài liệu, thông tin,...) tốt; đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ; cấp trên có trình độ chuyên môn & năng lực quản lý cao; được thừa nhận về trình độ và năng lực; được lắng nghe và hồi đáp.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)