Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại UBND thành phố Thái Nguyên
3.2.3. Công tác duy trì nguồn nhân lực
a. Luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ
* Đối với công tác luân chuyển
Thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ qui định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức, viên chức. Phòng Nội vụ tham mưu UBND thành phố luân chuyển 18 viên chức làm công tác kế toán tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS công lập và 13 công chức địa chính-xây dựng, 3 công chức tài chính-kế toán các xã, phường.
Công tác luân chuyển cán bộ từng bước được điều chỉnh phù hợp theo hướng tăng cường cán bộ cho cơ sở, một số địa bàn, đơn vị có nhiều khó khăn về công tác cán bộ và luân chuyển cán bộ trong quy hoạch để rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng. Việc luân chuyển cán bộ đã khắc phục tình trạng khó khăn, bất cập về đội ngũ cán bộ ở một số xã, phường. Cán bộ được luân chuyển đã nhanh chóng tiếp cận công việc mới, yên tâm công tác, xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quy trình luân chuyển cán bộ cơ bản được thực hiện đúng quy định, đảm bảo dân chủ, công khai. Hiện nay thành phố có 14 cán bộ thuộc các phòng, ban đơn vị thành phố tăng cường làm Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các xã, phường và luân chuyển 01 cán bộ lãnh đạo giữa các phường, xã.
Phòng Nội vụ tham mưu UBND thành phố việc thực hiện công tác luân chuyển như sau:
+ Năm 2014 số cán bộ tăng cường xuống cơ sở xã, phường là 02 cán bộ, số cán bộ từ cơ sở phường, xã về thành phố là 02 cán bộ, thực hiện luân chuyển ngang 01 cán bộ
+ Năm 2015 số cán bộ tăng cường xuống cơ sở xã, phường là 01 cán bộ, số cán bộ tăng cường từ cơ sở phường, xã về thành phố là 01 cán bộ, thực hiện luân chuyển ngang 02 cán bộ.
+ Năm 2016 số cán bộ tăng cường xuống cơ sở xã, phường là 03 cán bộ, số cán bộ từ cơ sở phường, xã về thành phố là 02 cán bộ, thực hiện luân chuyển ngang 01 cán bộ.
Chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện để thực hiện việc bổ nhiệm lãnh đạo: năm 2016 là 01 người.
* Đối với công tác bổ nhiệm
Công tác bổ nhiệm diễn ra hàng năm, thống kê số lượng NNL được bổ nhiệm cán bộ qua các năm như sau:
Bảng 3.15: Thống kê NNL được bổ nhiệm cán bộ qua các năm 2014-2016 Năm Cán bộ cấp trưởng phòng Cán bộ cấp phó phòng
2014 7 11
2015 4 12
2016 7 11
Tổng 18 34
Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Thái Nguyên
Qua bảng số liệu có thể thấy quy mô NNL bổ nhiệm giai đoạn 2014-2016 có 18 cán bộ bổ nhiệm cấp trưởng phòng, 34 cán bộ bổ nhiệm cấp phó phòng. Cụ thể: năm 2014 đã bổ nhiệm 7 cán bộ cấp trưởng phòng, 11 cán bộ cấp phó phòng; năm 2015 đã bổ nhiệm 4 cán bộ cấp trưởng phòng, 12 cán bộ cấp phó phòng; năm 2016 đã bổ nhiệm 7 cán bộ cấp trưởng phòng, 11 cán bộ cấp phó phòng. Kết quả đánh giá điều tra qua bảng 3.16 sau:
Bảng 3.16: Đánh giá công tác luân chuyển, bổ nhiệm NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên
TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( )
1 Cơ hội luân chuyển, bổ
nhiệm công bằng 0 0 0 21 81 4,01
2 Điều kiện luân chuyển, bô
nhiệm hợp lý 0 0 0 7 95 4,12
3 Lạc quan về tiềm năng
phát triển trong tương lai 0 0 0 11 91 4,09
= 4,07
Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2017
Kết quả khảo sát 102 người về công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ cho thấy UBND thành phố Thái Nguyên được đánh giá điểm trung bình đạt 4,07 điểm. Tiêu chí “Điều kiện luân chuyển, bô nhiệm hợp lý” đạt 4,12 điểm xếp loại khá, tiêu chí “Lạc quan về tiềm năng phát triển trong tương lai” đạt 4,09 điểm và tiêu chí “Cơ hội luân chuyển, bổ nhiệm công bằng” đạt 4,01 điểm. Nhìn chung, đa số NNL đánh giá công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ với ý kiến ‘rất đồng ý” chiếm tỷ lệ cao, trên 90% ý kiến ở các tiêu chí. Đây là điều kiện rất tốt cho NNL có chí hướng phấn đấu và tinh thần cầu tiến trong công tác công vụ.
b. Công tác tiền lương * Tiền lương tối thiểu:
Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức hiện nay là 1.300.000đ/tháng có sự tăng dần theo lộ trình hàng năm, tuy nhiên, tính đến nay mức lương tối thiểu chung trong khu vực hành chính, cơ quan đảng, đoàn thể còn rất thấp, chưa đủ để bù đắp giá trị sức lao động và đảm bảo cuộc sống tối thiểu so với mặt bằng xã hội; chưa thật sự trở thành động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phát huy hết năng lực sở trường trong công tác; vẫn chưa phù hợp
với mặt bằng tiền lương, tiền công trên thị trường và mức tăng thu nhập chung trong xã hội, vẫn không theo kịp tỷ lệ trượt giá của một số mặt hàng thiết yếu, giá trị của đồng tiền bị giảm đã tác động không nhỏ đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và chi phí dịch vụ của các cơ quan, đơn vị.
* Quan hệ tiền lương:
Lương của cán bộ, công chức, viên chức thấp hơn rất nhiều so với lực lượng vũ trang và lao động có cùng trình độ, bằng cấp trong doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước.
* Hệ thống bảng lương:
- Đối tượng áp dụng thang, bảng lương theo Nghị định số 204/2004/ NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ đã mở rộng hơn ngoài công chức, viên chức, lực lượng vũ trang còn có cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã. Hệ thống thang, bảng lương cho đến nay đã tương đối phân định rõ tính chất và đặc điểm lao động của từng loại cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chế độ tiền lương theo thang, bảng lương hiện hành vẫn còn một số vấn đề chưa thật sự phù hợp như:
- Các bậc lương trong một ngạch quá ngắn, chưa đủ để cho một người từ khi tốt nghiệp các bậc đào tạo chuyên môn (tối đa là trình độ đại học), được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức đến khi nghỉ hưu là vừa đủ giữ bậc cuối cùng trong ngạch.
- Việc xếp lương theo hạng viên chức (không xếp lương theo trình độ đào tạo) đối với viên chức mới được tuyển dụng là không phù hợp.
* Chế độ nâng ngạch, nâng bậc lương:
Tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đã tương đối phù hợp nhưng còn bất cập chủ yếu căn cứ vào thời gian công tác mà chưa căn cứ vào chất lượng và hiệu quả công việc, điều này chưa tạo được động lực cho cán bộ, công chức, viên chức trẻ phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên việc chuyển ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập trong khi cán bộ, công chức
cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh hiện đảm nhiệm thì được xếp lương theo ngạch phù hợp với trình độ đào tạo và được nâng bậc lương thường xuyên còn đối với cán bộ, công chức cấp huyện, viên chức khi có trình độ đào tào tạo cao hơn ngạch lương hiện hưởng phải trải qua khì thi nâng ngạch.
* Chế độ phụ cấp lương:
Hiện nay công chức đã có phụ cấp công vụ, viên chức thuộc một số ngành đã có phụ cấp đặc thù ngành. Các chế độ phụ cấp lương hiện nay khá đa dạng về mức hưởng và đối tượng hưởng tuy nhiên điều đó đã dẫn đến sự mất cân bằng giữa các ngành nghề. Một số đối tượng viên chức thuộc sự nghiệp khác không có phụ cấp ngành.
* Về cơ chế quản lý và chi trả tiền lương:
- Đánh giá cơ chế tiền lương: tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức thấp hơn nhiều so với bình quân lao động trong khu vực sản xuất, kinh doanh. Điều này không phù hợp với giá trị sức lao động của cán bộ, công chức, viên chức. Tiền lương ít có tác động trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng không gắn liền với công tác cải cách hành chính.
- Đánh giá các nguồn kinh phí để trả lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước: UBND thành phố đảm bảo trong công tác kiểm soát số lượng đối tượng hưởng lương, đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện đồng thời với cải cách tiền lương.
- Đối với việc chi trả các các khoản thu nhập tăng thêm: Hiện nay chưa có sự thống nhất mà phụ thuộc vào những quy định về chi tiêu nội bộ và điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị.
Bảng 3.17: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Nhóm Ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 Công chức loại A3 a Nhóm 1(A3.1) Hệ số lương 6,20 6,56 6,92 7,28 7,64 8,00 Từ 01/01 đến 30/6/2017 7,502.0 7,937.6 8,373.2 8,808.8 9,244.4 9,680 Từ 01/7 đến 31/12/2017 8,060.0 8,528.0 8,996.0 9,464.0 9,932.0 10,400 b Nhóm 2(A3.2) Hệ số lương 5,75 6,11 6,47 6,83 7,19 7,55 Từ 01/01 đến 30/6/2017 6,957.5 7,393.1 7,828.7 8,264.3 8,699.9 9,135.5 Từ 01/7 đến 31/12/2017 7,475.0 7,943.0 8,411.0 8,879.0 9,347.0 9,815.0 2 Công chức loại A2 a Nhóm 1(A2.1) Hệ số lương 4,40 4,74 5,08 5,42 5,76 6,10 6,44 6,78 Từ 01/01 đến 30/6/2017 5,324.0 5,735.4 6,146.8 6,558.2 6,969.6 7,381.0 7,792.4 8,203.8 Từ 01/7 đến 31/12/2017 5,720.0 6,162.0 6,604.0 7,046.0 7,488.0 7,930.0 8,372.0 8,814.0 b Nhóm 2(A2.2) Hệ số lương 4,00 4,34 4,68 5,02 5,36 5,70 6,04 6,38 Từ 01/01 đến 30/6/2017 4,840.0 5,251.4 5,662.8 6,074.2 6,485.6 6,897.0 7,308.4 7,719.8 Từ 01/7 đến 31/12/2017 5,200.0 5,642.0 6,084.0 6,526.0 6,968.0 7,410.0 7,852.0 8,294.0 3 Công chức loại A1 Hệ số lương 2,34 2,67 3,00 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98 Từ 01/01 đến 30/6/2017 2,831.4 3,230.7 3,630.0 4,029.3 4,428.6 4,827.9 5,227.2 5,626.5 6,025.8
4 Công chức loại A0 Hệ số lương 2,10 2,41 2,72 3,03 3,34 3,65 3,96 4,27 4,58 4,89 Từ 01/01 đến 30/6/2017 2,541.0 2,916.1 3,291.2 3,666.3 4,041.4 4,416.5 4,791.6 5,166.7 5,541.8 5,916.9 Từ 01/7 đến 31/12/2017 2,730.0 3,133.0 3,536.0 3,939.0 4,342.0 4,745.0 5,148.0 5,551.0 5,954.0 6,357.0 5 Công chức loại B Hệ số lương 1,86 2,06 2,26 2,46 2,66 2,86 3,06 3,26 3,46 3,66 3,86 4,06 Từ 01/01 đến 30/6/2017 2,250.6 2,492.6 2,734.6 2,976.6 3,218.6 3,460.6 3,702.6 3,944.6 4,186.6 4,428.6 4,670.6 4,912.6 Từ 01/7 đến 31/12/2017 2,418.0 2,678.0 2,938.0 3,198.0 3,458.0 3,718.0 3,978.0 4,238.0 4,498.0 4,758.0 5,018.0 5,278.0 6 Công chức loại C a Nhóm 1(C1) Hệ số lương 1,65 1,83 2,01 2,19 2,37 2,55 2,73 2,91 3,09 3,27 3,45 3,63 Từ 01/01 đến 30/6/2017 1,996.5 2,214.3 2,432.1 2,649.9 2,867.7 3,085.5 3,303.3 3,521.1 3,738.9 3,956.7 4,174.5 4,392.3 Từ 01/7 đến 31/12/2017 2,145.0 2,379.0 2,613.0 2,847.0 3,081.0 3,315.0 3,549.0 3,783.0 4,017.0 4,251.0 4,485.0 4,719.0 b Nhóm 2(C2) Hệ số lương 1,50 1,68 1,86 2,04 2,22 2,40 2,58 2,76 2,94 3,12 3,30 3,48 Từ 01/01 đến 30/6/2017 1,815.0 2,032.8 2,250.6 2,468.4 2,686.2 2,904.0 3,121.8 3,339.6 3,557.4 3,775.2 3,993.0 4,210.8 Từ 01/7 đến 31/12/2017 1,950.0 2,184.0 2,418.0 2,652.0 2,886.0 3,120.0 3,354.0 3,588.0 3,822.0 4,056.0 4,290.0 4,524.0 c Nhóm 3(C3) Hệ số lương 1,35 1,53 1,71 1,89 2,07 2,25 2,43 2,61 2,79 2,97 3,15 3,33 Từ 01/01 đến 30/6/2017 1,633.5 1,851.3 2,069.1 2,286.9 2,504.7 2,722.5 2,940.3 3,158.1 3,375.9 3,593.7 3,811.5 4,029.3 Từ 01/7 đến 31/12/2017 1,755.0 1,989.0 2,223.0 2,457.0 2,691.0 2,925.0 3,159.0 3,393.0 3,627.0 3,861.0 4,095.0 4,329.0
* Các khoản thu nhập ngoài lương:
- Việc bổ sung thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ nguồn kinh phí của đơn vị như: Tiền bồi dưỡng họp, bồi dưỡng đối với người chủ trì hoặc tham gia đóng góp xây dựng văn bản, đề án, đề tài, làm thêm giờ, hỗ trợ ăn trưa,…được thực hiện dung theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên việc bổ sung không được thường xuyên và phạm vi, đối tượng còn hạn chế.
- Thành phố Thái Nguyên thương xuyên làm tốt công tác khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn với hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập theo quy định.
Bảng 3.18: Đánh giá công tác tiền lương NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên
TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( )
1 Tương xứng với năng
lực và trình độ 3 16 21 42 20 3,00
2 Tương xứng với khối
lượng công việc 2 8 17 33 42 3,37
3 Tương đương khu
vực tư 6 15 31 40 10 2,78
= 3,05
Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2017
Số liệu bảng 3.18 phản ánh công tác tiền lương tại UBND thành phố Thái Nguyên khi đánh giá 102 người, điểm trung bình đạt 3,05 điểm, xếp loại trung bình. Trong đó tiêu chí mức lương đánh giá “tương đương khu vực tư”
chỉ đạt 2,78 điểm, xếp loại yếu, hệ thống tiền lương của NNL hưởng chính là khu vực hành chính sự nghiệp nên hưởng lương theo bậc lương, theo tiền lương tối thiểu của khu vực lương nhà nước nên đối với mức lương này không thể bằng với khu vực tư được. Tiêu chí “Tương xứng với năng lực và trình độ” đạt 3,0 điểm, xếp loại trung bình. Mức lương hưởng theo chức danh, ngạch bậc nhà nước quy định đối với NNL làm việc trong tổ chức hành
chính, tuy nhiên một số NNL có chức vụ lãnh đạo, quản lý có thêm hệ số chức vụ. Một số bộ phận NNL khác có thêm thu nhập khác như tham gia khảo sát, thực hiện công việc thêm khác ngoài công việc tại phòng chức năng tại UBND thành phố. Tiêu chí đạt điểm cao nhất “Tương xứng với khối lượng công việc” đạt 3,37 điểm, xếp loại khá. Đặc điểm NNL thuộc tổ chức hành chính nhà nước nên mức lương nhận được đều gắn với chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, vấn đề tiền lương thường hay khó làm thỏa mãn NNL đặc biệt trong hệ thống hành chính nhà nước, do mức thu nhập thường thấp.
c. Điều kiện, môi trường làm việc
Đánh giá của đối tượng thu hút về điều kiện và môi trường làm việc là khá tốt. Trong đó, yếu tố “Các yếu tố hỗ trợ (tài liệu, thông tin,... tốt” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,94 điểm. Nhận định “Được lắng nghe và hồi đáp” bị đánh giá thấp, với điểm trung bình là 3,0 (Bảng 3.18). Đây là nội dung cần được quan tâm cải thiện, nhất là trong những công việc hay lĩnh vực mà yếu tố đánh giá chất lượng NNL cần sự hỗ trợ đắc lực điều kiện làm việc như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn,….
Bảng 3.19: Đánh giá về điều kiện, môi trường làm việc của NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên
TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( )
1 Trang thiết bị đầy đủ,
hiện đại 0 0 16 40 46 3,59
2 Các yếu tố hỗ trợ (tài
liệu, thông tin,...) tốt 0 0 4 21 77 3,94 3 Đồng nghiệp thân
thiện, sẵn sàng giúp đỡ 5 10 19 20 48 3,3 4
Cấp trên có trình độ chuyên môn & năng lực quản lý cao 7 11 15 36 33 3,14 5 Được thừa nhận về trình độ và năng lực 3 7 22 34 36 3,27 6 Được lắng nghe và hồi đáp 6 17 20 29 30 3,0 = 3,37
Nhìn chung, mức hài lòng của NNL về yếu tố vật chất hỗ trợ là khá cao như máy tính, máy in, fax, mạng internet, tài liệu qua email…, với 77 người