Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 81 - 89)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại UBND thành phố Thái Nguyên

3.2.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

a. Về đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo là NNL hiện đang làm việc tại UBND thành phố Thái Nguyên, mỗi đối tượng công chức khác nhau có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khác nhau, có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về trình độ đào tạo, nghề nghiệp chuyên môn. Cho nên việc phân loại các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng phù hợp với phương pháp và loại hình nhằm đáp ứng các nhu cầu đào tạo đó. Tại UBND thành phố Thái Nguyên đang sử dụng phân loại đối tượng đào tạo như sau:

- Phân loại theo nghề nghiệp: mỗi phòng ban chức năng khác nhau sẽ có nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cho các chuyên viên khác nhau theo tiêu chuẩn nghề nghiệp: kế toán, y tế, kinh tế, văn hóa thông tin, luật,…Việc phân loại này cần thiết cho việc đào tạo chuyên ngành, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những phương pháp và quy định mới trong lĩnh vực nghề nghiệp.

- Phân loại theo trình độ: những người cùng trình độ sẽ tham dự một khóa học, tránh được sự chồng chéo về nội dung chương trình, tránh lãng phí thời gian, loại này không chỉ cần đối với loại cán bộ cần nâng cao trình độ chuyên môn như thạc sĩ, tiến sĩ, trình độ về tin học, ngoại ngữ.

- Phân loại theo ngạch công chức: mỗi ngạch công chức đều có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng rất khác nhau về chức trách trình độ và sự hiểu biết. Phương án này đảm bảo tối ưu khả năng hoàn thiện các tiêu chuẩn công chức ở ngạch đó.

- Phân loại theo chức danh cán bộ, quản lý: đây là điều kiện cần thiết cho NNL trong cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các nhà đào tạo bồi dưỡng về quản lý Nhà nước, quản lý hành chính. Họ vần thông thạo những kỹ năng quản lý hành chính cơ bản giống nhau vì thế, đào tạo bồi dưỡng cùng nhau, như nhau hoặc tương đương nhau.

b. Về phương pháp, hình thức đào tạo

Để đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên coi ĐTBD là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hóa và nâng cao năng lực trình độ. Xây dựng kế hoạch ĐTBD trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển NNL của cơ quan hành chính nhà nước. Từ kế hoạch này, từng phòng ban, bộ phận trực thuộc UBND thành phố Thái Nguyên xây dựng kế hoạch cụ thể phải gắn với nhu cầu thực tiễn của nhiệm vụ với quy hoạch sử dụng NNL, đồng thời cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo bồi dưỡng theo hướng thiết thực đáp ứng yêu cầu cho NNL, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.

Đào tạo theo sát tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc song cũng cần có trọng tâm, trọng điểm tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng khối, từng ngành, từng bộ phận từng cấp để có chương trình, nội dung hình thức hợp lý.Về hình thức đào tạo đã kết hợp chặt chẽ các loại hình:Chính quy; Dài hạn;Đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài.

Các hình thức ĐTBD xuất phát từ đặc điểm của NNL trong cơ quan hành chính nhà nước hiện nay các cơ sở lựa chọn hình thức thích đối với từng loại cán bộ. Hiện nay loại hình đào tạo tổng hợp đang được áp dụng phổ biến, bao gồm các chương trình đào tạo chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên

viên cao cấp. Nội dung được cụ thể hóa theo từng lĩnh vực từng vấn đề kinh tế, xã hội, đây là hình thức đào tạo nhằm chuẩn bị cho đội ngũ kế cận của tương lai, bên cạnh đó các lớp chuyên về chức danh nghề nghiệp giành cho những người có chức danh công chức như nhau hoặc gần nhau.

Các loại lớp chuyên như lớp chuyên ngành QLNN về kinh tế cho các cán bộ thuộc các lĩnh vực quản lý, lớp chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước cho NNL chính quyền các cấp… Chuyên về nội dung và trú trọng vào yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mang tính đặc trưng cụ thể. Ở các lớp chuyên sâu về nội dung sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà thực tế công việc của học viên đòi hỏi nhấn mạnh vào tính thực tiễn và kỹ năng thực thi công vụ đồng thời có thể giảm bớt thời lượng bài giảng những kiến thức chưa thật cần thiết.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã tích cực áp dụng Bộ tài liệu của Bộ Nội vụ ban hành để đào tạo, bồi dưỡng cho NNL cơ quan hành chính nhà nước. Giảng viên biên soạn bộ tài liệu để làm căn cứ giáo án, thường xuyên cập nhật những thông tin, quy định mới để giảng dạy, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho NNL hành chính nhà nước để sử dụng vào thực tiễn công tác có hiệu quả.

Bảng 3.11: Kết quả về đánh giá công tác đào tạo của NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên

Tiêu chí đánh giá không Rất đồng ý Không đồng ý thường Bình Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( )

Cơ hội đào tạo bình đẳng 3 6 12 21 60 3,33

Các khóa đào tạo hữu ích 1 8 16 33 44 3,42

Chế độ hỗ trợ đào tạo tốt 2 10 15 36 39 3,33 Thời gian công tác để

được đào tạo hợp lý 2 12 24 30 34 3,18

= 3,32

Bảng số liệu 3.11 phản ánh kết quả đánh giá của NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên đánh giá công tác đào tạo. Kết quả điều tra của 102 phiếu trả lời cho kết quả đánh giá trung bình 3,32 điểm, đạt kết quả khá. Tiêu chí được đánh giá điểm cao nhất là “Các khóa đào tạo hữu ích” đạt 3,42 điểm, kết quả phản ánh khá. Tiếp đến là tiêu chí “Cơ hội đào tạo bình đẳng” và “Chế độ hỗ trợ đào tạo tốt” đạt 3,33 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí đạt điểm thấp nhất “Thời gian công tác để được đào tạo hợp lý” chỉ đạt 3,18 điểm, xếp loại trung bình. Các hình thức đào tạo phổ biến là đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, đào tạo tai chỗ bao gồm thuyên chuyển công chức qua nhiều công việc khác nhau, thường áp dụng với các công chức lãnh đạo, nhằm mở rộng kiến thức, họ sẽ tìm hiểu nhưng chức năng khác nhau; Bố trí vào việc “trợ lý”, các vị trí nay thường được đào tạo để mở rộng tầm nhìn của người học qua việc cho phép họ làm việc với những người có kinh nghiệm, hình thức này có hiệu quả khi người quản lý cấp trên có trình độ để dẫn dắt và phát triển người học cho đến khi họ gánh vác được toàn bộ trách nhiệm. Đề bạt tạm thời với cán bộ quản lý hoặc tham gia vào các ủy ban, hội đồng để họ có cơ hội tiếp cận với những người có kinh nghiệm và họ làm quen với nhiều vấn đề khác nhau,học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

c. Về kinh phí đào tạo

Sử dụng và quản lý kinh phí đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ căn cứ đánh giá hiệu quả quá trình đào tạo nâng cao chất lượng NNL tại cơ quan hành chính nhà nước. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên, khi triển khai các lớp ĐTBD đã cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng số lượng người học trong từng đợt học, mức độ quan trọng, mục tiêu, nội dung chương trình mà có kế hoạch sử dụng kinh phí hợp lý. Kết quả thực hiện việc sử dụng kinh phí như sau:

* Các khóa tập huấn, bồi dưỡng dưới 01 năm:

Căn cứ vào khả năng ngân sách của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố quyết định định mức chi đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tập huấn trong Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị nhưng không vượt quá nội

dung và định mức chi được quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 và Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Bộ Tài chính.

Nguồn kinh phí: Sử dụng nguồn kinh phí tự chủ của UBND thanh toán theo Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm.

* Các lớp đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên:

Đối với các lớp này, NNL sau khi nộp học phí có biên lai thu học phí của các cơ sở đào tạo sẽ được thanh toán, nhưng không vượt quá định mức quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Nguồn kinh phí: Sử dụng nguồn kinh phí đào tạo của thành phố do Phòng Nội vụ thành phố quản lý thanh toán, riêng đối với các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động do đơn vị thanh toán theo Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị; cán bộ, công chức thuộc thành phố do ngân sách UBND thành phố thanh toán.

Bảng 3.12: Nguồn kinh phí đào tạo phục vụ cho công tác ĐTBD cho NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Hỗ trợ 100% từ NSNN 65 63,73

Được hỗ trợ 50% từ NSNN 22 21,56

Tự túc kinh phí 15 14,71

Tổng 102 100

Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017

Bảng 3.12 đã phản ánh nguồn kinh phí đào tạo hỗ trợ NNL tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đa số các lớp ĐTBD đều hỗ trợ từ nguồn NSNN, tỷ lệ này chiếm 63,73%, các lớp này được Sở Nội vụ tỉnh ra quyết định

tổ chức hàng năm, UBND thành phố lập danh sách NNL có nhu cầu hoặc được phân công cử tham gia học tập, được hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tài liệu, mỗi khóa học kéo dài từ 3-5 ngày. Nội dung các chương trình này thường là các khóa học bồi dưỡng các kiến thức về QLNN, công tác nội chính, văn hóa thông tin, các lớp lý luận-chính trị, hội nhập kinh tế…

Một bộ phận NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên tham gia các lớp ĐTBD theo chương trình hỗ trợ 50% kinh phí, người học phải tự túc một phần kinh phí nhất định, phần kinh phí còn lại được NSNN hỗ trợ, tỷ lệ này chiếm 21,56%. Các khóa học này có đặc thù là thường kéo dài 3-6 tháng/đợt học, chủ yếu là các khóa học như thư mời của các trường, viện, học viện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho NNL được quy hoạch cán bộ cốt cán tạo nguồn cho xã, phường trong một giai đoạn nhất định.

Một số cán bộ thuộc UBND thành phố Thái Nguyên đã tự nguyện đăng ký tham gia học tập các lớp nâng cao trình độ chuyên môn như học thạc sĩ, bồi dưỡng lớp tin học, ngoại ngữ thường tự túc kinh phí đào tạo, các lớp này chủ yếu học cuối tuần, không ảnh hưởng đến công vụ của NNL, tỷ lệ này chiếm 14,71%. Để có kiến thức chuyên môn vững vàng, tự bản thân NNL phải tự tìm lớp, sắp xếp lịch học hợp lý, thời gian học tập kéo dài từ 2- 3 năm. Nội dung các lớp này là đào tạo cho CBCC kiến thức chuyên ngành như kế toán, quản lý kinh tế, kinh tế phát triển, quản trị kinh doanh, quản lý công, quản lý văn hóa,…

UBND thành phố Thái Nguyên đã rất linh hoạt trong quá trình phân bổ nguồn nhân lực tham gia các khóa học và cân đối kinh phí cho người học trong các chương trình ĐTBD. Nhìn chung, nguồn kinh phí của NSNN được sử dụng hợp lý, có mục đích chính đáng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo tại UBND Thành phó đã linh hoạt, tạo điều kiện cho NNL có tinh thần ham học hỏi tự đăng ký tham gia học tập, đó cũng là nguồn động lực giúp phát triển chất lượng nguồn nhân lực trong hiện tại và tương lai của cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

d. Đánh giá kết quả sau đào tạo

Kết thúc các khóa học dành cho NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên, người học được đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp Ban lãnh đạo: (i) đánh giá hiệu quả thực thi công việc trước và sau đào tạo bồi dường và (ii) đưa ra phương án điều chỉnh mục tiêu, nội dung, thời gian của NNL khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Bảng 3.13: Thống kê tình hình NNL tham gia đào tạo tại UBND thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Tốc độ tăng trưởng BQ (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ %

Số lượt đào tạo 251 264 305 13 5,18 41 15,53 1,10 Số lớp đào tạo,

bồi dưỡng 17 22 28 5 29,41 6 27,27 1,28

Nguồn: Phòng Nội vụ của UBND thành phố Thái Nguyên

Bảng số liệu 3.13 phản ánh kết quả đào tạo của NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên. Về số lượt đào tạo: năm 2014 có 251 lượt; năm 2015 tăng là 264 lượt, tăng thêm 13 lượt, tương ứng tăng 5,18% so với năm 2014; năm 2016 đạt 305 lượt, tăng thêm 41 lượt, tương ứng tăng thêm 15,53% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượt đào tạo là 1,1%. Về số lớp đào tạo, bồi dưỡng: số lớp này tính chung tất cả các lớp mà NNL tham gia trong năm, có thể tập trung hoặc không tập trung, các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn, các lớp chuyên ngành....kết quả là năm 2014 có 17 lớp, năm 2015 có 22 lớp tăng thêm 5 lớp, tương ứng tăng thêm 29,41% so với năm 2014; năm 2016 có 28 lớp, tăng thêm 6 lớp, tương ứng tăng 27,27% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 1,28%. Đây là tín hiệu đáng mừng vì chính bản thân cán bộ ý thức được vai trò của công tác đào tạo và phát triển NNL.

Kết quả khảo sát sau đào tạo bồi dưỡng phản ánh cụ thể ở bảng 3.14 như sau:

Bảng 3.14: Đánh giá kết quả sau đào tạo NNL tại UBND thành phố Thái Nguyên

TT Tiêu chí đánh giá không Rất đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( )

1 Nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ 0 0 5 10 87 4,02

2 Thái độ tích cực trong

công việc 0 0 4 17 81 3,98

3

Nâng cao các kỹ năng: làm việc nhóm, thuyết phục, giao tiếp, thuyết trình,…

0 0 8 43 51 3,7 4 Khả năng nắm bắt thông tin và xử lý các tình huống công vụ 0 0 11 24 67 3,8 5 Phẩm chất đạo đức, chính trị, nghề nghiệp được cải thiện

0 0 3 21 78 3,96

= 3,88

Nguồn: Tác giả điều tra, năm 2017

Tại bảng số liệu 3.14 phản ánh kết quả đánh giá của NNL sau các chương trình đào tạo, kết quả đánh giá của 102 người cho điểm trung bình là 3,88 điểm, đạt loại khá. Trong đó tiêu chí “nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ” được đánh giá cao nhất đạt 4,02 điểm. Tiếp đến là tiêu chí “thái độ tích cực trong công việc” đạt 3,98 điểm và tiêu chí “Nâng cao các kỹ năng: làm việc nhóm, thuyết phục, giao tiếp, thuyết trình,…” đạt 3,7 điểm. Rõ ràng, NNL đã giác ngộ được ý thức, trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân khi được Ban lãnh đạo các cấp cử tham gia học tập, xây dựng hình ảnh NNL trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước có đức, có tài đối với quá trình phục vụ nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thành phố thái nguyên (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)