Nguồn gốc và phân loại Then Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 26 - 30)

8. Bố cục của luận văn

1.2.2. Nguồn gốc và phân loại Then Tày

* Về nguồn gốc của Then, có nhiều ý kiến khác nhau song đa phần cùng nhận định: hát Then có xuất xứ từ Cao Bằng khi nhà Mạc thất sủng.

Câu hỏi Then có từ bao giờ luôn là vấn đề đặt ra trong giới nghiên cứu mà chưa có đáp án cuối cùng.

- Theo Dương Kim Bội, trong dân gian chủ yếu là các nghệ nhân trên dưới 80 tuổi giải thích Then bằng một số giai thoại khác nhau:

Then có từ thời vua Lê, trung tâm và nơi xuất xứ của Then là ở Cao Bằng. Vua Lê ngày xưa có một thời đem quan quân lên đón ở Cao Bằng để dẹp loạn, quan quân hầu hết là người miền xuôi, do không hợp với thủy thổ, thời tiết khắc nghiệt ở vùng này, nên một số quan quân bị ốm và con số này tăng lên đến hàng ngàn người. Trước tình hình bệnh tật ngày càng gia tăng, nên một số người đã bày ra cách làm Then bằng thể song thất (thể thơ phổ biến trong Dân ca, Sli, Lượn của dân tộc Tày - Nùng, với nhạc đệm là cây đàn tính và xóc nhạc) để giúp cho quan quân giảm đi nỗi vất vả, nhớ nhà. Ngày đó họ sáng tác bằng con đường truyền khẩu, có thể coi bản Then đầu tiên gồm ba phần chính:

+ Tứ quý (tả cảnh bốn mùa),

+ Bách điểu (nói về trăm loài chim), + Tình ca (nói về tình yêu trai gái).

Từ khi nghe được những lời hát Then, quan quân tự nhiên khỏi bệnh, vua Lê ra lệnh cho nhóm người này truyền bá và phổ biến rộng rãi trong đám quan quân này để chữa bệnh.

Then có từ thời nhà Mạc (nội dung giống như giai thoại kể trên).

Then có từ Cao Bằng, từ thời nước ta hàng năm phải cử người mang lễ vật sang cống nạp vua Tàu. Lời ca trong Then là do một phường hát chuyên nghiệp của cung đình theo quan đi sứ sang Trung Quốc. Giai thoại này giải thích hợp lí một số chương đoạn trong nội dung lời ca như Khảm hải, Bắt phu...

Cả ba giai thoại trên, chúng tôi đều thấy có nhiều yếu tố lịch sử khá lâu đời. Như vậy phải chăng từ thời Bắc thuộc Then đã có mầm mống sơ khai? [10]

-Tác giả Nông Văn Hoàn trong cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc” cho rằng cần tìm hiểu thêm về nguồn gốc Then. Then có nguồn gốc lâu đời từ thời xa xưa. Song qua các giai thoại lưu truyền ở Cao Bằng thì nhiều ý kiến cho rằng Then có từ thời Lê, Mạc (tức cuối TK XVI đầu TK XVII). Khi Mạc Kính Cung lên chiếm cứ đất Cao Bằng còn lưu giữ tài liệu viết tay nói về hai ông Bế Phùng người làng Đám Vạn (Hòa An) và ông Hoàng Quỳnh người Trùng Khánh, Cao Bằng, cả hai ông đều làm quan cho nhà Mạc và đặt ra Then. Vua thấy Then múa hát làm cho vua được vui vẻ, khỏe mạnh hơn, bèn truyền cho phổ biến trong dân, dần Then biến thành thứ cúng lễ, cầu khấn cho khỏi bệnh và đạt được ước vọng. Tuy nhiên ngoài những tài liệu trên hiện nay cũng chưa có một tài liệu cụ thể nào khác.[53, tr. 15]

- Nhà nghiên cứu Triều Ân và nhà văn Vi Hồng lại nhìn nhận về nguồn gốc của Then theo một cách khác.

Trong cuốn “Then Tày những khúc hát” Triều Ân đưa ra ý kiến: “Cây đàn và lời hát Then của dân tộc Tày đã có từ rất lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt văn hóa”. “Hát Then là loại hát thuộc về thờ cúng (Chant Culteel) mà thờ cúng với bất cứ dân tộc nào cũng có từ rất sớm, theo vũ trụ quan, vạn vật hữu linh của họ” [3, tr.9].

Nhà văn Vi Hồng cho rằng Then có nguồn gốc từ thời nguyên thủy, thời nô lệ! Điều này không chỉ tìm thấy yếu tố của nó riêng trong một nội dung của lời ca mà có thể tìm thấy trong vũ, nhạc, trang trí của Then, có thể tìm thấy ý kiến cội nguồn ấy ở cảm xúc sâu lắng của âm nhạc Then, của đường nét, kết cấu \, mầu sắc của trang trí Then… [53, tr. 291]

- Các tác giả Dương Sách, Hoa Cương trong cuốn Văn hóa dân gian Cao Bằng đều cho rằng: Then và cây đàn tính của dân tộc Cao Bằng có nguồn

gốc từ rất lâu đời.

Trong quá trình đi điền dã, khi được hỏi về nguồn gốc của Then, những người dân tộc Tày có nguyên quán ở Cao bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang…đều cho rằng: Then có nguồn gốc từ xa xưa, do trời phật ban phát cho con người, giúp con người thực hiện được mơ ước về một cuộc sống no đủ, bình an. Theo thời gian, Then

ngày càng hoàn thiện dần và mang tính thẩm mĩ của nhiều thế hệ người Tày. Then còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi gia đình, làng bản của đồng bào Tày. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, Then đang có nguy cơ mai một. Nhưng những vấn đề liên quan đến nguồn gốc Then vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu và vẫn cần bảo tồn những giá trị văn hóa từ Then.

* Vấn đề phân loại Then Tày hết sức phức tạp bởi Then rất đa dạng, phong phú. Mỗi vùngThen lại thường gồm nhiều loại khác nhau; mỗi tộc người lại thường có cách gọi tên các loại Then khác nhau … Bởi vậy, theo chúng tôi, phân loại Then nên dựa vào mục đích, tính chất của lễ Then.

Tác giả Nông Văn Hoàn trong cuốn Mấy vấn đề về Then Việt Bắc đề xuất chia Then thành 7 loại:

(1).Then cầu mong: Thường diễn ra vào đầu xuân hàng năm làm lễ cầu mong

được hạnh phúc yên lành và sống lâu…Ví dụ: Then Kỳ Yên: Then cầu an cho cả gia

đình, Then "cáp khoăn", "cáp tơ hồng": hai vợ chồng mới cưới mời Then đến làm lễ nhập vía để có thể ở với nhau lâu bền, hạnh phúc, Then cầu bjooc (cầu hoa): mời

Then làm lễ cầu cho đôi vợ chồng hiếm muộn con cái, Then cầu thọ: Cầu sống lâu

(thường làm vào tuổi 49, 61, 73, 83), Then nối số: cầu mong được sống lâu, sống

khoẻ.

(2).Then chữa bệnh (chỏi khẩy): Đây là loại Then mang nặng tính chất mê

tín. Khi nhà có người ốm đau bệnh tật, người ta đón thầy Then về gọi hồn vía cho người ốm và phải đem theo lễ vật để "chuộc vía". Dù ở nơi bến sông, rừng núi, miếu thần thì vẫn phải sắm lễ mời thầy Then đi "loọng khoăn" (gọi vía).

(3). Then bói toán: Có 2 hình thức làm Then bói toán: Bói cho người ốm,

người nhà mang áo của người ốm và một bát gạo để nhờ Then bói, Bói tình duyên và

làm ăn sinh sống. Làm Then loại này phải sắm lễ vật và phải tham gia trong Then gọi

là "hỉm én".

(4). Then tống tiễn (slống vjác): Làm lễ tiễn hồn người chết ra khỏi nhà khi

chôn cất xong. Người ta sẽ chọn ngày lành đón Then về làm lễ để người chết có thể yên nghỉ mà không quấy rầy người sống.

(5).Then cầu mùa, diệt trùng: Diễn xướng Then được làm ở nơi thờ thổ công,

xã, một bản mời Then về làm lễ chứ không riêng một gia đình (có nơi mời cả thầy Tào về cầu mùa). Lễ vật trong Then cầu mùa chủ yếu là hoa quả bánh trái và các sản vật địa phương khác.

Loại Then cầu mùa, cầu đảo còn có một hình thức nữa là "mời nàng hai" (nàng trăng). Thường là những đêm trăng sáng, thanh niên nam nữ mời ông hoặc bà Then làm lễ. Then đi trước hát, họ đi theo sau thắp hương khấn vái cùng nhau hát múa mời "nàng hai" xuống trần cùng họ cầu mùa.

(6). Then chúc tụng, ca ngợi: Loại Then này được làm khi có những người

được thăng cấp, hoặc chức tước trong xã hội cũ. Loại Then này không có cúng lễ. Khi hát Then, họ không theo trình tự như các đám Then cúng lễ mà phần lớn là ứng tác cho phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu của gia chủ. Đối tượng giao lưu là giữa người với người chứ không phải người với ma.

(7). Then trung lễ, đại lễ, cấp sắc (Lẩu vửt): Hình thức làm Then trung lễ, đại

lễ cấp sắc (Lẩu Then) là sự tập trung, là đỉnh cao của các nghệ thuật Then. Những người làm Then cứ 3 - 5 năm được làm lễ cấp sắc một lần. Người nào muốn được cấp sắc, phải chuẩn bị vật chất rất tốn kém, phải mời sư phụ và từ 5 - 10 bạn Then cùng các con "sớ", con "hương" đến hát múa trong mấy ngày đêm liền. Người nào đến hạn cấp sắc mà kinh tế khó khăn thì có thể khất đến ngày đại lễ binh sẽ khao quân làm trung lễ (tiếng Tày gọi là "hắt lẩu khao mạ") và chỉ mời một Then đến làm giúp. [53, tr. 21-24]

Lại có ý kiến phân loại (còn gọi là tiểu lễ dân gian) như sau: 1. Lễ Kỳ yên khai xuân, giải hạn, thượng thọ

2. Then vào nhà mới 3. Then mãn nguyệt trẻ em

4. Then bách điểu (ca ngợi trăm loài chim, Then vui)

5. Then công sứ (người bị bà sứ quở phạt, ốm đau quặt quẹo)

6. Then đi hương đi én (cho trai gái du xuân đi ngoạn cảnh và hưởng phúc lộc) 7. Then đưa hoa héo về trời (đưa hồn trẻ em chết về chợ trai gái, còn có cơ

hội tái sinh)

8. Then cầu mùa (cầu mưa thuận gió hòa)

10. Lượn Then mừng đám cưới 11.Then cầu tự, xin hoa

12. Then hội lễ cấp sắc [68,tr.16-17].

Không chính thức đưa ra tiêu chí và cách phân loại Then, nhưng một số nhà nghiên cứu, sưu tầm Then gần đây đã tập hợp lời Then và gọi tên các sách theo các loại Then như: Then Tày giải hạn, Lễ hội Dàng Then, Then Tày lễ Kỳ yên… (Triều

Ân); Then Hỉn ẻn (Triệu Thị Mai); Những khúc ca cầu trường thọ … (Triệu Thị Mai, Ma Văn Hàn); Then nghi lễ cấp sắc, tăng sắc…(Ma Văn Vịnh)… Điều này đã phần nào thể hiện ý kiến của các nhà nghiên cứu sưu tầm về việc phân loại Then.

Mỗi cách phân loại trên đều có nhân tố hợp lý của nó. Trong tình hình như vậy, chúng tôi sẽ tham khảo, dung hòa các cách phân loại, bởi nhiệm vụ chính của luận văn là nghiên cứu biểu tượng, mà tư liệu chính chúng tôi sử dụng lại là các sách đã sưu tầm xuất bản nói trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 26 - 30)