Biểu tượng trong Then là ký hiệu văn hóa, văn học truyền thống của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 89 - 94)

8. Bố cục của luận văn

4.2.1. Biểu tượng trong Then là ký hiệu văn hóa, văn học truyền thống của người Tày

Với tư cách một thực thể văn hóa, biểu tượng trong Then Tày cũng là một ký hiệu văn hóa. Thực chất, biểu tượng là phương thức nghệ thuật được cấu tạo dựa trên cấu trúc ngữ nghĩa của ký hiệu học. Mà ký hiệu học bao giờ cũng song hành hai phương diện: cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Tuy nhiên, biểu tượng bao giờ cũng có nét nghĩa mang tính khái quát hơn, trừu tượng hơn, được thâu lượm và “trừu xuất” từ những nét nghĩa đã được nâng lên tầm cao hơn biểu hiện thông thường trong ký hiệu học. Bởi vậy mà, nếu trong ký hiệu, cái biểu hiện là phương tiện thể hiện thành cái được biểu hiện một cách thần túy thì trong biểu tượng, giá trị của nó phải khai thác qua nhiều lớp ý nghĩa, mang tính khái quát hơn.

Nói đến ký hiệu là nói đến hình thức tư duy bằng “công thức”. Văn hóa của một quốc gia bao giờ cũng có diện mạo riêng. Diện mạo đó được "đánh dấu" bằng những ký hiệu văn hóa thể hiện trong đời sống và trong các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của họ. Cũng vậy, nền văn hóa của các tộc người thiểu số Việt Nam, trong đó có người Tày cũng có những dấu ấn riêng khó trộn lẫn. Giới hạn trong phạm vi một loại hình nghệ thuật độc đáo là Then Tày, biểu tượng có thể coi là một ký hiệu văn hóa, văn học đặc trưng của tộc người Tày.

Nếu như trong dân ca Mông, cây khèn 6 ống và điệu nhảy xoay tròn tràn đầy hứng khởi, cây sáo bầu với những âm thanh mượt mà thướt tha như tiếng tơ lụa bay theo chiều gió… là những ký hiệu văn hóa độc đáo; thì người Tày với cây đàn tính, chùm nhạc xóc cùng giai điệu rộn ràng hay ngân nga, sâu lắng trong Then đã trở thành ký hiệu văn hóa đặc biệt ấn tượng.

Làm nên đặc trưng văn hóa của biểu tượng mỗi dân tộc còn là những giai thoại dân gian ly kỳ, lãng mạn về sự ra đời và quá trình biến đổi ký hiệu nghệ thuật đó. Chẳng hạn, biểu tượng cây khèn Mông được ra đời từ câu chuyện tình nghĩa anh em gắn kết không rời giữa 6 chàng trai Mông. Có rất nhiểu giai thoại xoay quanh câu chuyện tình nghĩa này. Hầu hết các giai thoại đều kể rằng 6 anh em bị thất lạc nhau (do loạn lạc, do chiến tranh, do lũ lụt hay mùa màng đói kém… )

Trong cảnh chia lìa, người anh cả muốn gửi những lời yêu thương đến với các em của mình. Anh đã cắt nứa làm sáo, nhưng tiếng sáo của anh vút lên chỉ nói được tiếng nói của bản thân mình. Anh đã làm tiếp 5 ống sáo nữa tượng trưng cho tiếng nói của 5 anh em còn lại.

Sau khi gắn kết sáu cây sáo với nhau, người anh cả thổi lên thấy nỗi lòng mình hòa nhịp với tiếng nói của các em. Đó là chiếc khèn Mông ngày nay. Tiếng khèn vang trong rừng núi nói lên nỗi niềm của người Mông từ khi sinh ra cho đến lúc về thế giới bên kia.

Tiếng khèn của người Mông bay khắp núi rừng làm cho muôn vật không hiểu vì sao hôm nay lại có âm thanh hay như vậy. Chiếc khèn 6 ống nứa cong cong hình lưỡi liềm của người Mông ra đời từ những giai thoại thắm tình anh em như vậy. Phải chăng, cuộc thiên di đầy nước mắt và sức sống mãnh liệt của tộc người Mông đã tạo nên biểu tượng chiếc khèn Mông đậm bản sắc Mông.

Chiếc đàn tính trong Then Tày cũng ra đời từ những giai thoại ly kỳ, lãng mạn. Khác với khèn Mông, giai thoại về chiếc đàn tính và chùm nhạc xóc lại gắn bó với những câu chuyện liên quan đến tiên, Bụt, mường trời, Pụt Luông…

Các giai thoại về đàn tính đều nói đến lý do vì sao đàn tính hiện giờ chỉ có 2 hoặc 3 dây (trước đó các bản kể đều thống nhất rằng tính có 12 dây).

Then Tày còn mô tả mỗi dây khi tấu lên mang một nỗi niềm riêng: xui ong bướm đua hoa, ruộng bội thu 10 tấn, rừng phủ kín đua ban, xui uyên ương hội ngộ, xui mai trúc giao duyên, vọng lời thương tha thiết, lời vàng ngọc thân thương, xui én ương kết nghĩa…[68, tr. 61-62]

Trong một chương đoạn Then khác, sức mạnh của đàn tính được mô tả:

Dây đàn reo vang ròn Gẩy nhẹ đàn vang nhiều Đàn xuống nước

Cá đầm xanh cá anh vũ bay về hội mừng Đánh lên rừng

Lúa xây bông trĩu hạt Đánh vào trong mường bản Lũ gái trai ca múa tưng bừng.

[53, tr. 142- 143]

Chùm nhạc xóc cũng là một biểu tượng có ý nghĩa biểu trưng độc đáo. Chùm xóc bằng bạc, khi lắc lên tiếng nghe rộn ràng như tiếng nhạc ngựa (tượng trưng là ngựa để Then, Giàng cưỡi lên mường trời)…

Chính những giai thoại về các biểu tượng trên đã bồi đắp dày thêm những lớp nghĩa cho biểu tượng. Và cũng chính các lớp nghĩa đó đã góp phần làm nên bản sắc riêng cho biểu tượng của mỗi tộc người.

Trong Then Tày, chiếc đàn tính đã trở thành nhạc cụ riêng của tộc người Tày, tín hiệu đặc trưng của văn hóa Tày. Truyền thuyết về chiếc đàn tính 12 dây rung động cả mường người, mường tiên khiến Phật cả phải ra lệnh cắt bớt 9 dây để cứu nhân độ thế là một câu chuyện đẹp về tín hiệu văn hóa đó:

Cung tính theo lời ca réo rắt Bướm ong nghe không biết tìm đâu Gái tơ bỏ chăn loan gối hạc

Bỏ ruộng đồng mọi việc nông gia Phật cả ở ngàn xa nghe rõ

Hỏi dương gian sự lạ gì chăng?

Vọng đến trời thượng phương vang động Cả mường tiên xao xuyến lạ kỳ

Phật cả thấy nhiều bề rối rắm Cắt 9 dây đứt đoạn tiếng tơ Để 3 dây dành cho thiên hạ Làm mọi việc độ thế cứu nhân…

[68, tr. 62]

Nếu như trong Then Tày, Đàn Tính là biểu tượng, là tín hiệu văn hóa đặc trưng của người Tày thì trong dân ca Mông, Khèn, sáo cũng là dấu hiệu của văn hóa. Trong bài dân ca Mông Nhớ em yêu, chàng trai đã bày tỏ lòng mình qua tiếng sáo, tiếng lòng chàng trai Mông, một tín hiệu của văn hóa Mông:

A Chiều, lòng anh nhớ gọi em. Mái ! Chiều, kìa tiếng sáo gọi em lưng đồi. Vầng trăng lên sáng rồi, bừng lên núi Nhớ người yêu, lòng anh buồn

Buồn ăn chẳng no lòng Kìa tiếng sáo gọi em ơi Mái !

[98]

Cũng vậy, người Thái nhận ra nhau qua đàn môi, khăn piêu, hoa ban, cây bông… và những sản phẩm văn hóa ấy đã đi vào thế giới nghệ thuật của họ, trở thành những ký hiệu văn hóa của tộc người.

Sống Chụ Son Sao (Tiễn dặn người yêu), bản tình ca đẫm nước mắt của dân

tộc Thái cũng chứa đựng “ký hiệu hóa” đàn môi, sáo trúc, khăn piêu… Đó là những vật phẩm do người Thái sáng tạo ra, đồng hành cùng cuộc sống buồn vui, sướng khổ

Mười ba tuổi em đâu còn nhỏ Óng ả lên nhóm lửa trên sàn Đàn môi, sáo thổi chứa chan

Đôi ta như gốc cải làn tươi xanh (…)

Khi anh đi cải ngồng cánh bướm Anh trở về, cải muộn ra hoa Khi đi piêu mới rủ là

Khi về áo trẻ đầy nhà dăng phơi Lá trầu vàng rụng rơi khỏi cuống Cây tre sầu chết đứng vườn bên Bạn bè nên lứa nên duyên

Riêng anh đơn độc nhìn em bẽ bàng .

[99]

Có thể nói, trong Then, một ký hiệu văn hóa độc đáo nữa là biểu tượng mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy. Nhân vật khổng lồ có tính thiện hay tính ác thì hầu như dân tộc nào cũng có. Điều đó bắt nguồn từ quan niệm, cách lý giải tự nhiên của con người thời cổ. Nếu như người Thái có vợ chồng Ải Lậc Cậc, bà Nhần; người Mông có ông Chày bà Chày, thì người Tày có Pú Luông Giả Cải…

Biểu tượng Dả Dỉn, Pú Cấy có thể có mối dây liên hệ với hai nhân vật khổng lồ trên của người Tày. Chỉ khác là, hai hình tượng nghệ thuật này biểu trưng cho sự cản trở đối với con người. Mụ Dả Dỉn thì không cho mượn gậy để thần, còn gây sự đánh nhau nhiều phen dữ dội. Lão Pú Cấy thì nằm ì ngăn đường tiến của đoàn người lên tiên giới…

Đối sánh với các dân tộc thiểu số gần gũi về địa bàn sinh sống, ít nhiều có quan hệ về văn hóa, các biểu tượng trong Then Tày nổi lên như những ký hiệu độc, lạ, ấn tượng. Sự đối sánh không đặt vấn đề hơn kém, nhưng rõ ràng, những nét tương đồng và dị biệt của biểu tượng trong dân ca các dân tộc thiểu số, trong đó có Then Tày đã nói lên rằng chúng là ký hiệu của mỗi tộc người, không thể trộn lẫn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 89 - 94)