Cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của các nhóm biểu tượng có nguồn gốc nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 46 - 47)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của các nhóm biểu tượng có nguồn gốc nhân

tạo trong môi trường văn hóa Tày

Nếu như điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng tạo môi trường sinh thái – văn hóa thì đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa cũng là yếu tố không thể thiếu để xây dựng môi trường sống, môi trường văn hóa làm cơ sở cho sự hình thành, phát triển những sản phẩm vật chất và tinh thần của con người.

Phó Giáo sư Hồ Sĩ Quí trong bài viết Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam đã bàn về khái niệm môi trường văn hóa. Ông cho rằng: “… môi trường văn hóa là khái niệm đặc biệt của môi trường xã hội. Khái niệm môi trường văn hóa được dùng với nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ đời sống con người xét về

phương diện văn hóa, nghĩa là gần trùng với khái niệm môi trường xã hội về mặt phạm vi, chỉ khác ở khía cạnh xem xét là văn hóa, chứ không phải là ở các mặt khác. Rất ít khi môi trường văn hóa chỉ được hiểu là gồm các hoạt động thuần túy văn hóa. Trong khi đó, các khái niệm khác thuộc môi trường xã hội lại được sử dụng theo

nghĩa hẹp hơn và có phần chặt chẽ hơn, chẳng hạn, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường đạo đức, v.v… Đây là điểm cần lưu ý khi sử dụng khái niệm môi trường văn hóa. Trên thực tế, môi trường văn hóa là công cụ lý thuyết khá hữu hiệu để xem xét điều kiện bên ngoài làm nên sự hình thành hay tha hóa nhân cách, sự phát triển hay thụt lùi của cá nhân, sự tiến bộ hay lạc hậu của nhóm xã hội hoặc cộng đồng. (…)

Khi đời sống con người với các mặt: phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức, pháp quyền, dân trí, tính năng động xã hội… được xem là điều kiện, cơ sở cho sự hình thành nhân cách, phát triển cá nhân, phát triển nhóm hoặc cộng đồng xã hội… thì đó chính là môi trường văn hóa”[95].

Xét từ góc độ hạn hẹp hơn - môi trường văn hóa Tày, chúng ta có thể thấy rằng môi trường đó là toàn bộ đời sống tộc người Tày xét về phương diện văn hóa. Và chính môi trường đó đã sản sinh ra các giá trị mà người Tày xưa nay ấp ủ, gìn giữ. Trong số giá trị đó thì các biểu tượng có nguồn gốc từ môi trường văn hóa Tày như: Đàn Tính và chùm Nhạc Xóc; cây Cầu; mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy… là những sản phẩm tinh thần độc đáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 46 - 47)