Biểu tượng trong Then mang bản sắc văn hóa tộc người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 94 - 114)

8. Bố cục của luận văn

4.2.2. Biểu tượng trong Then mang bản sắc văn hóa tộc người Tày

Người Tày là tộc người bản địa, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định người Tày có bản sắc văn hóa không chỉ trong đời sống mà thể hiện trong cả văn chương nghệ thuật. Then Tày là hình thức văn hóa, văn học nghệ thuật độc đáo, giầu bản sắc. Có thể nói, biểu tượng trong Then Tày như cây, chim én, hoa, Đàn Tính, chùm Nhạc Xóc, cầu, mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy… đã góp phần quan trọng làm nên nét bản sắc độc đáo, khác biệt ấy.

Sẽ là không khách quan nếu không nói đến biểu tượng và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số khác. Và sự đối sánh đó sẽ làm nổi bật hơn bản sắc văn hóa của biểu tượng trong Then Tày.

Cùng là biểu tượng lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nhưng cây, chim én, hoa… trong Then Tày khác với các biểu tượng cây bông, hoa ban, cây lanh… trong dân ca Thái và Mông. Nói khác bởi ý nghĩa thực cũng như ý nghĩa biểu tượng mà nó chứa đựng làm nên bản sắc mỗi tộc người.

Xuất phát từ sự nhận thức về các sự vật hiện tượng trong xã hội, người Tày sáng tạo ra Đàn Tính và Nhạc Xóc với âm hưởng độc đáo, vang ngân, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Người Mông cũng dùng vật thể tự nhiên để chế tác ra cây khèn với ý nghĩa “là sợi dây tâm linh nối người sống và người đã khuất, là “cây cầu” bắc lời tỏ tình đôi lứa, là những câu chuyện cổ được kể bằng âm thanh”. [100] Như vậy, cùng là những sáng tạo nghệ thuật, khác về hình dáng, cách thể hiện nhưng đồng điệu về nội dung biểu đạt, đều thể hiện tiếng lòng sâu kín của con người. Đây là cơ sở để hình thành các biểu tượng gắn với mỗi tộc người dù ít dù nhiều vẫn mang bản sắc riêng, khó trộn lẫn.

Cây, chim én, hoa, Đàn Tính, Nhạc Xóc, cầu, mụ Dả Dỉn, lão Pú Cấy… trong Then không chỉ xuất hiện với vai trò là biểu tượng; mà còn hiện hữu trong các sinh hoạt nghi lễ hay trong đời sống hàng ngày. Cây chuối, cây mía… được thờ trong đám tang; hình ảnh chim én được dùng trang trí bàn thờ Then và tạo hình cho các loại lá gói bánh; hoa được kết thành chuỗi để cúng cha mẹ, tổ tiên trong lễ báo hiếu; Đàn Tính, Nhạc Xóc được tấu lên trong các hội, lễ…. Sự giao thoa, hòa trộn này làm nên

bản sắc Tày, hay bản sắc Tày tạo ra các biểu tượng? Đó là một ẩn số văn hóa khó giải mã một cách tường tận, thấu đáo.

Nhưng điều mà người tiếp cận biểu tượng trong Then Tày có thể cảm nhận là biểu tượng và đời sống cộng đồng Tày có mối dây liên kết bền chặt. Tựa như không có môi trường văn hóa đó, sẽ không có và không thể tồn tại biểu tượng, đồng nghĩa với đó không hình thành biểu tượng thì không thể có bản sắc văn hóa Tày.

Khi tiếng Then cất lên với những biểu tượng độc đáo, ấn tượng thì bản sắc Tày bộc lộ ra một cách tự nhiên, dung dị, nhưng giầu bản thể và sâu sắc. Biểu tượng hoa trong đoạn Then sau hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên là một phần trong bản sắc đó:

Hoa em nở đón thì xem lá Đốt vào tâm tư người nao nao Nhanh nào em hoa phón nở trắng Sắc em nở thanh tao bên thung

Trổ trổ nào em hoa lan thơm nức (…) Trổ trổ nào hoa bầu hoa lan

Trổ trổ em cô nàng Kim Quí Hoa em nở có ý hơn người Trổ trổ em thanh tân hoa xoan Tản mau về bạn hiền hoa rồm Mau về nàng thanh tân hoa quế…

[41, tr. 114]

Gắn bó với đời sống người Tày, các biểu tượng trong Then đã trở nên quen thuộc tới mức, nói đến Then là nói đến Mẹ Hoa, nói đến Then là nói đến chim én, nghe Then là nhớ đến chiếc cầu bắc lên mường trời, nghe Then là nghĩ đến Đàn Tính 12 dây… Then thân thuộc, gắn bó với người Tày bao nhiêu thì các biểu tượng trong Then gần gũi với đời sống văn hóa tộc người Tày bấy nhiêu.

Cũng vậy, hoa ban là một sản vật gần gũi, gắn bó với cộng đồng người Thái. Hoa ban không chỉ đẹp, mang hương vị mùa xuân núi rừng mà còn là món ẩm thực thơm ngon, bổ dưỡng. Đặc biệt, hoa ban đã đi vào truyền thuyết, thơ ca và trở thành biểu tượng tượng trưng cho vẻ đẹp lý tưởng của tâm hồn và tính cách con người Tây

Bắc. Hoa ban còn là biểu tượng cho sự sắt son, thủy chung trong tình yêu đôi lứa. Dân ca Thái có câu:

Trăm năm ngắm ban nở còn ngắm mãi Mỗi mùa bạn lại thêm trẻ ra, không già...

Hoa ban với vai trò là tín hiệu nghệ thuật, là biểu tượng trong dân ca Thái sẽ góp phần thể hiện đầy đủ hơn, sâu sắc hơn bản sắc văn hóa tộc người.

Cây lanh cũng được biết đến là biểu tượng độc đáo của người Mông, và trên thực tế, lanh có vai trò quan trọng trong các nghi lễ tâm linh và trong đời sống hàng ngày của tộc người này. Trong đoạn dân ca sau, lanh trở thành tín hiệu văn hóa tộc người:

Tổ tiên có hỏi mình ở trên trần gian về được cái gì đem theo. Thì mình thưa:

Con ở trần gian về, cái gì chẳng được

Được một chiếc khăn lanh, một chiếc áo lanh Được một chiếc quần lanh, một thắt lưng lanh Một đôi giày lanh, một đôi xà cạp lanh.

Trong bài tang ca Hmông lềnh Sa Pa, người Hmông thường nhấn mạnh: “Nữ người Hán biết kéo sợi, kéo ra sợi nhung sợi lụa

Nữ người Hán biết dệt thành vải lụa, vải nhung. ... Nữ người Hmông chỉ kéo ra được sợi lanh, sợi đay Nữ người Hmông dệt thành vải lanh, vải đay”.

Hoặc: “Nữ người Sã lấy chồng, nữ mặc áo nhung

Nữ người Hmông lấy chồng, nữ mặc váy lanh”

[101]

Chim cũng là biểu tượng đẹp, nhiều ý nghĩa lại độc đáo, giầu bản sắc, đặc biệt chim én được nhiều người biết đến và yêu quí. Nhưng riêng với tộc người Tày, én có chỗ đứng đặc biệt ở ngoài đời cũng như trong văn hóa tâm linh. Như đã biết, trong Then, én không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng cho thông tin về mùa vụ, mà còn là phương tiện truyền tin đáng tin cậy về tình yêu, sự tốt lành và số phận may rủi của kiếp người. Với ý nghĩa này, chim én trong Then Tày đã trở thành biểu tượng mang đậm bản sắc Tày, hàm chứa những giá trị nhân sinh sâu sắc. Lời gọi én thân thương

Huê… Huê… Huê Vỗ cánh én bay cao Chao cánh én bay vút Én nào chưa đủ cánh Tạng lấy cánh nối thêm Én nào còn thiếu đuôi Chúa lấy cánh chắp lại

Miệng én ngậm vỏ quế ngát hương (…) Vun vút én bay theo mây theo gió Huê… Huê… Rích… rúc rích… Én ơi chớ bay cao, bay thấp…

[42 , tr. 135-136]

Như vậy, suốt tiến trình lịch sử, các biểu tượng trong thế giới nghệ thuật dân gian dân tộc thiểu số ra đời, tồn tại và phát triển, mang bản sắc văn hóa tộc người đậm nét. Trong dòng chảy đó, biểu tượng của Then Tày hiện lên với dáng vẻ, mầu sắc, ý nghĩa riêng, thiêng liêng, sùng kính nhưng vẫn rất đỗi thân thuộc, gần gũi bởi đó là những sự vật hiện tượng gắn bó với đời sống tâm linh của tộc người Tày, mang bản sắc văn hóa Tày.

Tiểu kết

Biểu tượng trong Then Tày được khái quát từ hai phương diện tiếp cận: văn học nghệ thuật và văn hóa, phần nào cho thấy giá trị của loại hình nghệ thuật mang mầu sắc tín ngưỡng đậm nét trong đời sống tâm hồn tình cảm của tộc người Tày.

Từ góc độ văn học nghệ thuật, biểu tượng trong Then vừa là cách diễn đạt hình ảnh, là hư cấu nghệ thuật độc đáo, vừa là nội dung, mục đích biểu trưng, mang tư duy mẫn cảm tộc người.

Từ góc độ tiếp cận văn hóa, biểu tượng trong Then là ký hiệu văn hóa, văn học truyền thống của người Tày, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa của tộc người này.

Biểu tượng trong Then dù có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên hay văn hóa xã hội đều đã mang trong đó dấu ấn của cách tư duy nghệ thuật của người Tày. Đó là cách tư duy thiên về cụ thể, giầu hình ảnh. Đó còn là cách tư duy trực cảm, hồn nhiên, bắt nguồn từ sự quan sát các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên và đời sống để

tạo nên những biểu tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, ấn tượng. Cây, chim én, hoa, Đàn Tính, Nhạc Xóc, cầu mụ Dạ Dỉn, lão Pú Cấy… là những biểu tượng như thế.

Có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên, biểu tượng cây, chim én, hoa là những ký hiệu văn hóa mang hơi thở của núi rừng Việt Bắc, vừa rực rỡ hoang sơ, vừa hồn nhiên trực cảm. Ra đời từ sự nhận thức về sự vật hiện tượng có trong môi trường văn hóa, biểu tượng Đàn tính, Nhạc Xóc, cầu và mụ Dả Dỉn, lão Pú Cấy chứa đựng quan niệm nhân sinh sâu sắc về đời người.

Tiếp cận biểu tượng trong Then Tày, điều làm chúng ta rung động không chỉ là hình ảnh, ý nghĩa đa dạng của hình tượng nghệ thuật mà còn bởi sự đồng điệu, ăn ý giữa biểu tượng và ý nghĩa của nó làm nên ký hiệu, giá trị văn hóa độc đáo, giầu bản sắc Tày.

KẾT LUẬN

1. Là một loại hình văn hóa tín ngưỡng đậm dấu ấn tộc người, Then Tày được hiểu là một hình thức văn hóa tín ngưỡng có từ xa xưa trong đời sống của người Tày. Nội dung Then phản ánh những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của người Tày trong quá khứ. Nghệ thuật Then là sự tổng hợp của nghi lễ với lời hát, điệu múa, âm nhạc, hội họa và lời ca nhằm đưa con người tới được những bí ẩn của thế giới tâm linh với niềm tin linh thiêng. Có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, Then Tày được xác định là loại dân ca nghi lễ phong phú về nội dung, đa dạng về loại và độc đáo về hình thức thể hiện. Dựa trên nền tảng lý thuyết về biểu tượng, những nghiên cứu về phương thức nghệ thuật này trong Then Tày hy vọng được giải mã thấu đáo, đem lại những thông tin sâu sắc về nghệ thuật dân gian Tày và đời sống văn hóa xã hội của tộc người Tày.

2. Cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của biểu tượng trong Then có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa Tày cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa các phương thức nghệ thuật dân gian với môi trường sống của đồng bào.

Cội nguồn, nơi phát sinh, nuôi dưỡng biểu tượng là cơ sở để phương thức nghệ thuật này ra đời và tồn tại. Và cũng chính môi trường ấy sẽ cung cấp lớp nghĩa trực tiếp đầu tiên để sự vật hiện tượng hóa thân thành biểu tượng. Trong môi trường sinh thái và văn hóa mang đậm dấu ấn miền núi, biểu tượng trong Then Tày là hình ảnh khúc xạ của thiên nhiên và xã hội Tày. Cây, hoa, chim én và Đàn Tính, Nhạc Xóc, cây cầu với những nhân vật hư cấu Dả Dỉn, Pú Cấy… là những gợi ý nghệ thuật để dân gian xây dựng nên hình ảnh đầu tiên của biểu tượng trong Then Tày.

Biểu tượng trong Then Tày với những ý nghĩa trực tiếp cụ thể, sinh động, được rút ra từ chính các sự vật hiện tượng trong môi trường tự nhiên, xã hội Tày là cơ sở để biểu tượng ra đời và tồn tại. Đó là món quà đến từ môi trường tự nhiên hoang sơ, là bài học đến từ cuộc sống đầy đầy khó khăn, trắc trở nhưng tràn đầy dư âm lạc quan của người Tày.

Tìm hiểu cội nguồn và ý nghĩa trực tiếp của biểu tượng, ta đã thấy diện mạo ban đầu của những ký hiệu nghệ thuật độc đáo trong Then Tày.

3. Có thể thấy trong các khúc ca Then, các biểu tượng có nguồn gốc tự nhiên trong môi trường sinh thái và văn hóa Tày hàm chứa những nét nghĩa nhiều sức gợi tả, giầu ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Biểu tượng có nguồn gốc tự nhiên cây, chim én, hoa cùng với các biểu tượng nhân tạo Đàn Tính, Nhạc xóc, cầu và mụ Dả Dỉn, lão Pú Cấy là những hình tượng nghệ thuật đẹp, đã từ lâu lưu giữ trong ký ức của cộng đồng Tày.

Có mặt với tỉ lệ khá cao trong Then Tày, các biểu tượng cây, chim, hoa khiến cho diện mạo của lời hát Then trở nên sinh động, giàu ý nghĩa. Trong số đó , biểu tượng hoa có tần số xuất hiện cao nhất và được coi là tiêu biểu, sắc nét và giầu ý nghĩa nhân sinh hơn cả. Biểu tượng cây, chim én, hoa không chỉ mang đến cho ta cảm xúc trực cảm từ sự giao hòa giữa con người và tự nhiên mà còn giúp họ soi chiếu lại mình, thấy sự sống và linh hồn mình qua các sự vật hiện tượng ấy. Cây, chim én, hoa đều là những loài thực vật có trong môi trường tự nhiên được dùng làm phương tiện biểu hiện để qua đó người Tày nói về thế giới tâm hồn tình cảm và đời sống phong phú nhiều cung bậc cảm xúc của họ.

Đàn Tính, Nhạc Xóc, cầu, mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy là những biểu tượng quen thuộc, giầu ý nghĩa. Trong đời sống văn hóa tộc người Tày, Đàn Tính, Nhạc Xóc, cây cầu, mụ Dả Dỉn và lão Pú Cấy đã trở thành biểu tượng không thể thiếu khi nói đến Then. Cũng chính những biểu tượng này đã giúp người Tày giao tiếp nghệ thuật tốt hơn, hấp dẫn hơn, sâu sắc hơn rất nhiều. Tuy số lần xuất hiện của các biểu tượng này thấp hơn so với biểu tượng có nguồn gốc tự nhiên, nhưng và ý nghĩa của chúng trong đời sống cũng như trong văn hóa tâm linh Tày lại rất sâu đậm.

Ý nghĩa hàm chứa trong những biểu tượng đó là ý nghĩa gián tiếp bộc lộ qua các sự vật, hiện tượng được người Tày miêu tả trong Then. Nói theo lý thuyết về biểu tượng thì đó là tín hiệu mật ngôn vừa mang tính khái quát, vừa hàm súc sâu lắng trong các sự vật hiện tượng được lấy làm phượng tiện tạo nên hệ thống biểu tượng trong Then Tày.

4. Biểu tượng trong Then Tày được khái quát từ hai góc độ tiếp cận: văn học nghệ thuật và văn hóa đã phần nào cho thấy giá trị của loại hình văn hóa tín ngưỡng Then trong đời sống tâm hồn tình cảm của tộc người Tày.

Từ góc độ văn học nghệ thuật, biểu tượng trong Then vừa là cách diễn đạt hình ảnh, là hư cấu nghệ thuật độc đáo, vừa là nội dung, mục đích biểu trưng, mang tư duy mẫn cảm tộc người. Biểu tượng trong Then dù có nguồn gốc từ môi trường tự

nhiên hay văn hóa xã hội đều mang trong đó dấu ấn của cách tư duy nghệ thuật của người Tày. Đó là cách tư duy thiên về cụ thể, giầu hình ảnh. Đó còn là cách tư duy trực cảm, bắt nguồn từ sự quan sát các sự vật hiện tượng có trong đời sống để tạo nên những biểu tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, ấn tượng. Cây, chim én, hoa, Đàn Tính, Nhạc Xóc, cầu, Dả Dỉn, Pú Cấy… những biểu tượng có nguồn gốc từ môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa xã hội đều là những biểu tượng như thế.

Từ góc độ tiếp cận văn hóa, biểu tượng trong Then là ký hiệu văn hóa, văn học truyền thống của người Tày, mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa tộc người Tày. Có thể coi các biểu tượng trong Then là kết quả của quá trình sáng tạo văn hóa liên tục, không ngừng nghỉ của người Tày để vươn lên làm chủ cuộc đời, làm chủ môi trường sống đa dạng, phong phú của mình.

Có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên, biểu tượng cây, chim én, hoa là những ký hiệu văn hóa mang hơi thở của núi rừng Việt Bắc, vừa rực rỡ hoang sơ, vừa hồn nhiên trực cảm. Ra đời từ sự nhận thức về sự vật hiện tượng có trong môi trường văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 94 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)