Là cách diễn đạt hình ảnh, là hư cấu nghệ thuật độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 82 - 87)

8. Bố cục của luận văn

4.1.1. Là cách diễn đạt hình ảnh, là hư cấu nghệ thuật độc đáo

Then Tày, một hình thức văn hóa tín ngưỡng cũng dùng cách nói hình ảnh, dùng hư cấu nghệ thuật giầu sức gợi hình, biểu cảm để diễn tả suy nghĩ, nỗi lòng và ước vọng về một cuộc sống no đủ, bình an cho cộng đồng mình. Trong Then kỳ yên, lời cầu mong sức khỏe cho người già và con trẻ được ẩn dưới biểu tượng hoa:

Ngày nguyệt tiên thiên đức

Then lên báo tổ tông được biết Ông già bậc lão

Ông già chủ nhà Năm sinh là số sinh

Năm nay được (bảy mươi lăm) xuân

Năm nay dâng hoa lên van nài số mường trời Hoa sẽ lên trả ơn Thánh Mẫu (…)

Sinh có mụn con hoa con hương Vừa mới tập đỏm trai

Mới vừa học đỏm gái (…) Có một con trai

Hai em gái

Đêm nay hoa về van cửa mường trời Hoa sẽ lên đền cổng Thánh Mẫu.

[6, tr.42-43]

Cũng vẫn biểu tượng hoa, nhưng lại mang ý nghĩa là “xin hoa xin nụ” (xin con trai con gái của Mẹ Hoa): Biểu tượng hoa ở đây mang ý nghĩa là bào thai quí báu mà Mẹ Hoa cho xuống làm con của người trần gian:

Hoa vàng mẹ sẽ gửi tới cho Xin cầu với Thích ca quốc mẫu Mẹ gửi cho tới bông hoa vàng Họ sẽ được kiến sinh hào quế Bạc vàng mẹ gửi xuống trần gian Hoa mẹ là thơm thấu mọi mường Hoa mẹ là thơm hương lan xạ Hẹn tuần này tuần sau liền thấy Hoa nở đầy sai quả nức hương (…) Hoa nào nở xong thì kết trái

Quốc mẫu mẹ gửi cho tới nơi Mang thai chín tháng kỳ sinh nở Hình dong xem tươi tốt khôi ngô Xem ra người vẻ vang nhanh nhẹn…

Cũng là sự vật hiện tượng được lấy từ môi trường tự nhiên, chim én đã trở hình ảnh đẹp, thân thuộc trong tâm trí người Tày: là phương tiện truyền tin đáng tin cậy về tình yêu, sự tốt đẹp, số phận…của người Tày:

Ương hỡi vỗ cánh ta bay về Giang cánh bay qua không trung

Ương xinh chưa có chân, ta đơm chân cho nhảy Sá vangfchuwa có cánh, ta đơm cánh cho bay Niệm một lời đã lọt về tam giới

Vỗ cánh bay êm êm Đơm cánh bay vun vút Vút…vút…ương lên trời (…) Ương hỡi

Chớ bay cao bay thấp Bay cao biến thành diều Bay thấp biến thành quạ

Vun vút bay ngang núi đá thì thôi…

[6, tr. 53-54]

Như sợi dây kết nối mọi không gian, cầu trong Then Tày là sự vật quen thuộc đã trở thành hình ảnh tượng trưng: biểu tượng cho sự gắn kết giữa cõi trần với cõi tiên, giữa con người với mẹ Hoa Mẹ Nụ. Cây cầu trong đời thực đã trở thành cây cầu trong tưởng tượng của con người:

Lên bắc cầu thượng phương cầu tự Vịt lên đặt đầu cầu một con

Gà đến đặt cuối cầu hai chú Bạc tới nộp chó ngao hai nén Chó xồm không cho đón đường Chó ngao không cho cản bước…

[9, tr.233]

Ra đời trong môi trường văn hóa Tày, Đàn Tính và Nhạc xóc là kết quả của sự sáng tạo tuyệt vời của người Tày. Là những nhạc cụ theo đúng nghĩa nhưng Đàn Tính

và Nhạc Xóc lại là nơi con người gửi gắm tâm tình, là cách nói hình ảnh, là hư cấu nghệ thuật độc đáo:

12 cung tính vọng ngân nga 12 cung tính dây tơ thượng hạ Dây thứ 1: Vọng tỏa tây đông Dây thứ 2: Cả ba miền vang vọng Dây thứ 3: Xui ong bướm đua hoa

Dây thứ 4: Ruộng bội thu mười tấn

Dây thứ 5: Rừng phủ kín đua ban Dây thứ 6: Xui uyên ương hội ngộ Dây thứ 7: Vọng tỏa lời ca

Dây thứ 8: Rừng ngàn hoa muôn sắc Dây thứ 9: Xui mai trúc giao duyên Dây thứ 10: Vọng lời thương thảm thiết Dây thứ 11: Lời vàng ngọc thân thương Dây thứ 12: Xui én ương kết nghĩa…

[68, tr.61-62]

Mụ Dả Dỉn, lão Pú Cấy trong Then Tày là hai biểu tượng khá độc đáo. Bằng cách xây dựng hình tượng nghệ thuật ngộ nghĩnh, hồn nhiên nhưng mang ý nghĩa khái quát, hàm súc, người Tày đã chuyển đến thông điệp mang tính nhân văn sâu sắc về cuộc đấu tranh trên con đường đi tìm hạnh phúc, no ấm, bình an cua người Tày dù là trong tưởng tượng, hư cấu. Đoạn Then mô tả cảnh Đánh vật mụ Dả Dỉn sau như

một thước phim ca ngợi sự chiến thắng những thế lực hung dữ cản đường đoàn người lên thiên giới:

Mụ lập tức mắng chửi khóa Then Mày khỏe cũng thua người sơn dã (…) Thầy khóa chân vững bước đi lên Chân đá mạnh lên đầu như bổ Mụ ngã nhoài trên cỏ thảm thương Áo rách bươm hở hang mày mặt

Giả Gỉn mở miệng nhiếc mặt đỏ Đồ chết tiệt thầy nhỏ xinh trai

Ôm mụ già đem quăng đem quật (…) Gả Gỉn tức hầm hầm trong dạ

Lại còn lo mất gậy liền đây

Lần này ôm cổ cho Then chết (…) Mụ đã vào túm giữ áo quan Mụ loay hoay tìm miếng vật trước Thầy đã vác mụ lên cho cao

Quẳng mụ xa tính vào mươi bước…

[ 4, tr. 146]

Lão Pú Cây là một cản trở nữa trên đường lên thiên giới của con người. Khác với cuộc chiến với mụ Dả Dỉn, muốn thắng Pú Cấy chủ yếu lại phải dùng trí, dùng mưu. Có thể nói, hai biểu tượng này là sự “tính toán nghệ thuật” tự nhiên mà vô cùng hợp lý. Thông tin được chuyển tải qua hai biểu tượng này rất đầy đủ, hợp lý và lô gíc: muốn chiến thắng những khó khăn cản trở trong cuộc đời thì không chỉ dùng sức mà còn phải dùng mưu. Bằng lối hư cấu, cách diễn đạt mang tính cụ thể, hình ảnh, biểu tượng Pú Cấy hiện lên thật ngộ nghĩnh mà cũng thật dữ tợn qua các lời ca Then:

Pú Cấy còn nằm ngủ say chưa về Lão nằm ngang đầu bờ trông chướng Chân lão duỗi vượt sang mường Thân lão nằm ngang đầu đồng Nước dâng lên ăm ắp

Chèo thuyền nhỏ không qua Ngã xuống sông như trâu Cọ vào bờ như voi

Răng lão bằng cánh cửa Hai tai như hai quạt Lông mày như gắp gianh Lông chân dài thước rưỡi

Môi nhô ra ba sải Hai con mắt trắng dã Gọi lão dậy không thưa Gậy đánh lưng không dậy…

[ 4, tr. 148-149]

Với Pú Cấy, cuộc chiến chỉ kết thúc khi đoàn người lên mường trời dùng mĩ nhân kế đánh vào tính háo sắc của lão. Màn lừa lão cũng được miêu tả thật ngộ nghĩnh, hài hước. Phải chăng, thói trăng hoa của lão Pú Cấy cũng là thói xấu của con người nói chung. Dường như ở đây, hình tượng nghệ thuật này mang ý nghĩa hai mặt: thắng Pú Cấy cũng là thắng cả những thói xấu của chính con người.

Là cách diễn đạt hình ảnh, lối hư cấu nghệ thuật độc đáo, những biểu tượng hoa, chim én, cầu, đàn Tính, Nhạc Xóc, Dả Dỉn, Pú Cấy… đã giúp cho thế giới nghệ thuật Then tràn đầy màu sắc, đa dạng ý nghĩa. Đó là lối diễn đạt độc đáo dùng cái nọ để nói cái kia trên cơ sở nét tương đồng hoặc tương cận giữa các sự vật hiện tượng được miêu tả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)