Nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 74 - 77)

8. Bố cục của luận văn

3.2.2. nghĩa gián tiếp hay ký hiệu mật ngôn của biểu tượng cầu

3.2.2.1. Cầu là phương tiện nối liền khoảng cách trong đời sống của cộng đồng Tày

Bên cạnh Đàn Tính và chùm Nhạc Xóc, cây Cầu trong Then cũng là một hình ảnh đẹp đã trở thành biểu tượng giầu ý nghĩa trong Then Tày.

Cầu nối liền những bản làng, nương rẫy, cầu là phương tiện giúp con người thu hẹp khoảng cách về không gian. Là phương tiện giao thông nối liền khoảng cách

trong đời sống của cộng đồng Tày, cây cầu gắn bó với đời sống thân thuộc hàng ngày đã đi vào trong Then tự rất lâu đời. Thực chất, cây cầu trong Then là biểu tượng nối liền những số phận, những cuộc đời buồn vui, sướng khổ của người Tày.

Cầu được làm bằng gỗ hay bất cứ chất liệu gì thì sự tiện lợi đem lại cho con người cũng là rất đáng kể. Người Tày đánh giá rất cao giá trị của những cây cầu. Trong đoạn Then sau, cây cầu được dựng lên từ các loài gỗ quí – gỗ hương, gỗ vàng tâm…

Sắt làm đinh để đóng đầu đuôi Gấm vóc về lót trong sáng sủa

Để cho cầu bóng lộn quang minh (…) May gặp cây gỗ quế mộc hương Gỗ lát thêm gỗ thông cây quí Kim hoa thêm gỗ mít vàng tâm

Cây chót vót mấy trượng thăm thẳm…

[41, tr. 126-127]

Vẫn là bắc cầu để qua lại, nhưng dường như cầu trong đoạn thơ sau đã mang hình bóng của cây cầu nối liền số phận con người với con người trong sự yêu thương đùm bọc:

Phải lấy gỗ chốn ấy sơn lâm Nơi này có gỗ “rồm” thơm mát Mang về để bắc cầu bến giang Đem về để thông đường qua lại…

[6, tr. 102]

3.2.2.2. Cầu là sợi dây gắn kết thế giới trần gian với thiên đình

Từ ý nghĩa là phương tiện nối liền khoảng cách trong đời sống của cộng đồng

Tày, tác giả dân gian đã tạo nên lớp nghĩa hàm ẩn cao hơn cho biểu tượng cây cầu

trong Then.

Cây cầu được miêu tả trong Then Tày trước hết là cây cầu nối liền bản làng với nhau trong sự yêu thương gắn bó đồng tộc, đồng bào. Từ trong cuộc sống cần lao, người Tày hiểu và trân quí ý nghĩa, giá trị của những cây cầu trong cuộc sống đầy khó khăn, cực nhọc. Nhưng cây cầu ấy trong họ không giản đơn chỉ là phương tiện

giao thông, nó đã trở thành sợi dây gắn kết giữa những số phận của con người cùng chung cảnh ngộ.

Cây cầu trong Then còn được miêu tả là cây cầu hào quang, cầu đẹp, cầu quí nối liền trần gian với thiên đình, tiên giới, là sợi dây nối kết con người với chốn cao sang, quyền quí theo quan niệm của người Tày. Như vậy, biểu tượng cây cầu ở đây mang màu sắc tâm linh đậm nét. Cầu là phương tiện đưa đoàn quân Then lên mường trời, đem lễ vật dâng cúng, cầu xin no đủ, bình an…. Cầu là phương tiện để Then lên xin Mẹ Hoa cho hoa tươi xuống làm con vàng con bạc dưới trần gian. Đoạn Then sau mô tả việc Then (chúa) bắc cầu lên mường trời xin Mẹ cho hoa được đầu thai làm người dưới trần gian:

Chúa người lên cầu nữ cầu nam Lên xin hoa thiên nhan thượng đế Tả hữu cả bốn bề quân ta

Còn bắc cầu xin hoa người lại (…) Có thượng cầm hạ thú phân vân Lập tứ phương xong xuôi chắc chắn Hướng đông vượng con trai kế thế Hướng tây được mát mẻ bình an…

[ 9, tr. 229-232]

Cầu còn là nơi đoàn quân Then lên mường trời dâng lễ vật, xin phúc lộc cho người trần:

Quan làng sắp hai hàng chầu vua Mụ đồng cân đi vào choi chói Ánh sắc trông choi chói hào quang Hai bên người hào quang phù mạ Chính giữa người gộc số hào quang Lập cầu quán thiên nhan chân trời Bắc cầu tượng cầu mạ long lân Cầu hào quang chính tâm bóng vía…

Như vậy, cầu trong Then không chỉ là cây cầu với chức năng giao thông thuần túy. Cầu đã được cấp cho các lớp nghĩa hàm ẩn, mật ngôn sâu sắc, giầu ý nghĩa nhân sinh: là phương tiện nối liền khoảng cách giữa con người với con người; là sợi dây

gắn kết trần gian với chốn thiên đình cao sang quyền lực. Nhờ có cây cầu với tư cách một biểu tượng giầu ý nghĩa, hàm súc, giữa con người với nhau, giữa thế giới trần gian và thế giới thần tiên trong Then Tày đã như không còn khoảng cách trong trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của tộc người Tày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)