Biểu tượng cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 50 - 51)

8. Bố cục của luận văn

2.2.2. Biểu tượng cầu

Cầu là phương tiện giao thông đường bộ. Từ rất lâu đời, cầu đã có mặt trong đời sống của con người nói chung, trong đó có người Tày. Do mạng lưới sông ngòi chằng chịt chia cắt đường bộ, từ thời phong kiến, nước ta đã xây dựng nhiều cây cầu lớn nhỏ. Theo tác giả Nguyễn Hữu Hợp, cầu có thể được chia thành hai loại chính sau:

“+ Loại cố định là loại cầu được xây dựng bằng tre, gỗ, gạch, đá…

+ Loại cầu di động bao gồm cầu phao, các bè, mảng chuyển tải, quá giang tại các sông bến” [Dẫn theo 32, tr. 233- 234]

Ca dao người Việt xưa đã ghi lại những hình ảnh đẹp, những tình cảm lưu luyến gắn bó bên cây cầu ấy:

Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.

Những cây cầu trong thực tế gắn bó với đời sống đồng bào đã ít nhiều để lại trong tâm thức con người những hình ảnh rất ấn tượng, khó phai mờ. Ai có thể quên được những cây cầu bắc qua dòng sông quê, nối liền những bờ đất, rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người. Đây chính là cội nguồn của những cây cầu trong văn học nghệ thuật nói chung, biểu tượng cầu trong Then Tày không phải là ngoại lệ.

Biểu tượng cầu xuất hiện trong Then cũng chiếm vị trí khiêm tốn: 183 trong tổng số 3.359 lần xuất hiện các biểu tượng, chiếm tỉ lệ: ~ 5,45 %. Đáng lưu ý là tuy không chiếm tỉ lệ cao nhưng biểu tượng cầu có mặt trong tất cả các văn bản Then thuộc các thể loại đã khảo sát (xem số liệu thống kê ở phần Phụ lục). Điều đó phần nào nói lên vai trò “làm nền” quan trọng của biểu tượng này.

Trong Then Tày, cầu được nhắc đến với ấn tượng là phương tiện giao thông vững chắc trong những khúc ca Then:

Đầu cầu đóng đinh gang Cuối cầu đóng đinh thép

Bão táp không lay Phong ba không chuyển Vững như nam sơn Chắc như thành đồng Cây bên cạnh chết đổ Không được tựa vào đây Mối không gặm gốc cây Giun dế không đục thân.

[68, tr.42]

Cũng miêu tả cây cầu nhưng trong đoạn Then sau, cầu dường như đã được mĩ hóa, có mái lợp, lát nền, chạm trổ rất cầu kỳ:

Phía trước lợp ngói thâm ngói luốc Dưới nền lát gạch hoa khang đình Cuối cầu thì bạch hổ giao ca Giữa cầu có bách hoa ru hợi Hai bên tạc chữ đối chữ tinh

Hào quang được cao binh cao mạ…

[84, tr. 448]

Cầu trước hết là phương tiện giao thông không thể thiếu của người Tày từ xưa đến nay. Cầu là phương tiện giao thông đường bộ quan trọng, giúp người dân miền núi thu hẹp khoảng cách địa lý vốn đã rất xa xôi cách trở trong các bản làng. Trong Then Tày, cầu trở thành biểu tượng có nguồn gốc từ môi trường sinh hoạt mang đậm nét văn hóa Tày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống biểu tượng trong then tày (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)