Bàn luận về kết quả nghiên cứu của nhóm bệnh nhân đ−ợc vi phẫu thuật nối lại vòi tử cung sau triệt sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 135 - 138)

- d= ε.p

4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu của nhóm bệnh nhân đ−ợc vi phẫu thuật nối lại vòi tử cung sau triệt sản

thuật nối lại vòi tử cung sau triệt sản

Trong thời gian hơn 4 năm từ 2004 đến đầu năm 2008, tôi nghiên cứu 61 bệnh nhân đ−ợc vi phẫu thuật nối lại VTC sau triệt sản để phục hồi khả năng sinh sản của mình. Các bệnh nhân này đ−ợc theo dõi sau phẫu thuật 12 tháng và tôi đã thu đ−ợc các kết quả sau.

4.2.1. Đặc điểm của nhóm vô sinh do triệt sản

4.2.1.1. Tuổi, nơi ở và trình độ học vấn

Tuổi của các phụ nữ bị triệt sản muốn phục hồi khả năng sinh đẻ từ 23 đến 44 tuổi. Nhóm tuổi 35-39 chiếm tỷ lệ cao nhất 36,1%, thấp nhất là nhóm tuổi 20-24 chiếm tỷ lệ 3,3% (bảng 3.25). Nhóm 20-24 tuổi có 2 phụ nữ đã triệt sản khi mới 21 tuổi và 23 tuổi vì đã có hai con, sau này vì lý do con mất

mới có nguyện vọng nối lại VTC. Phần lớn các phụ nữ đến từ các tỉnh (83,6%) tìm đến với nguyện vọng nối lại VTC, đặc biệt số chị em đến từ tỉnh Lạng sơn khá nhiều vì bị triệt sản bên Trung quốc khi quay trở về Việt nam có nguyện vọng đ−ợc sinh đẻ nữa. Số phụ nữ ở Hà nội ít hơn nhiều 16,4% (bảng 3.26). Trình độ học vấn phổ thông chiếm đa số trong nghiên cứu 60,7%, trung cấp là 31,1%, đại học thấp hơn cả 8,2% (bảng 3.27). Điều này cũng phản ánh đ−ợc phần nào trình độ văn hoá của các phụ nữ triệt sản. Những phụ nữ trình độ văn hoá thấp, kinh tế nghèo th−ờng lựa chọn ph−ơng pháp triệt sản để KHHGĐ.

4.2.1.2. Lý do muốn nối lại vòi tử cung

Những năm 1980-1985 Việt nam trong giai đoạn bùng nổ dân số, số phụ nữ từ 3 đến 6 con chiếm 79,6% [45]. Phong trào triệt sản nữ bằng ph−ơng pháp “minilab-pomeroy” đ−ợc tiến hành nh− một giải pháp quyết định ở thời điểm cần ổn định dân số. Cho đến năm 1993 thì số phụ nữ triệt sản chiếm 1,4% ở đồng bằng sông Hồng và 3,1% so với dân số cả n−ớc [3]. Các phụ nữ sau khi triệt sản đều khoẻ mạnh và hạnh phúc. Vấn đề ở một số phụ nữ vì những lý do rủi ro làm cả hai con chết, hay lập gia đình mới nên mong muốn nối lại VTC để tiếp tục sinh đẻ.

Lý do chủ yếu của phần lớn các phụ nữ đã đình sản muốn nối VTC do con của họ bị chết sau các tai nạn hay bệnh tật chiếm 55,7%. Có tr−ờng hợp rất th−ơng tâm cả 2 đứa con trai đều bị chết đuối, sau khi đ−ợc nối VTC đã sinh thêm đ−ợc 1 cháu gái. Lý do khác là các phụ nữ bị triệt sản khi mới có 1 con muốn sinh thêm con chiếm 24,6%. Một lý do nữa là lấy chồng mới nên muốn sinh đẻ nữa chiếm 19,7% (bảng 3.28). Đặc biệt có một số l−ợng không nhỏ chị em lấy chồng bên Trung quốc, sau khi sinh con bị triệt sản, trở về Việt nam lập gia đình mới nên muốn sinh con nữa.

Nghiên cứu của Pascalinne Hagnere (Pháp) cho thấy lý do chủ yếu muốn nối lại VTC của các phụ nữ sau triệt sản là lấy chồng mới chiếm 63- 90%. Lý do chết con chỉ rất nhỏ là 4% [112].

4.2.1.3. Thời điểm triệt sản

Thời điểm triệt sản hay gặp nhất là trong khi mổ đẻ (55,7%), tiếp theo là triệt sản minilab với lý do KHHGĐ (29,5%), sau đẻ (8,2%) và trong khi phẫu thuật CNTC (6,6%) (bảng 3.31). Trong 34 bệnh nhân mổ đẻ có tới 15 tr−ờng hợp mổ đẻ lần hai, 17 tr−ờng hợp mới mổ đẻ lần đầu nh−ng có đủ hai con nên có nguyện vọng triệt sản, có 2 tr−ờng hợp đặc biệt là mới chỉ mổ đẻ lần đầu có một con đã xin triệt sản vì những lý do về sức khoẻ và kinh tế, sau này thấy hối tiếc. Theo Rosenfeld thì ng−ời phụ nữ quyết định triệt sản trong khi mổ đẻ là thời điểm không tốt về mặt tâm lý, nên có tới 21,9% cảm thấy tiếc nuối sau 5 năm [111].

4.2.1.4. Thời gian sau triệt sản

Thời gian từ khi triệt sản đến khi phẫu thuật nối VTC của các phụ nữ trong nghiên cứu của tôi sớm nhất là 2 năm, muộn nhất là 12 năm. Tr−ớc 5 năm có 21 tr−ờng hợp chiếm 34,4%, sau 5 năm là 40 tr−ờng hợp chiếm 65,6% (bảng 3.32). Hai phụ nữ có thời gian sau triệt sản lâu nhất là 10 năm và 12 năm. Cả 2 phụ nữ này đều lấy chồng mới nên có nguyện vọng sinh đẻ nữa.

4.2.1.5. Kỹ thuật triệt sản

Kỹ thuật triệt sản có nhiều ph−ơng pháp. Kỹ thuật Pomeroy hay Pomeroy-Irving cải tiến là vòi TC đ−ợc thắt và cắt chiếm 65,6%. Kỹ thuật dùng kẹp kim loại Filshi hay nhựa chủ yếu đ−ợc áp dụng ở các phụ nữ bị triệt sản bên Trung Quốc chiếm 26,2%. Kỹ thuật đốt điện VTC hay thực hiện khi mổ CNTC chiếm 8,2% (bảng 3.33). Để biết đ−ợc kỹ thuật triệt sản đã đ−ợc thực hiện, tôi tìm hiểu qua hồ sơ bệnh án và giấy ra viện cũng nh− cách thức phẫu thuật của bệnh nhân còn l−u lại. Đối với các phụ nữ bị triệt sản không có giấy tờ gì, tôi chẩn đoán khi phẫu thuật mở bụng và quan sát VTC bị triệt sản.

Nếu có kẹp kim loại hay kẹp nhựa ở hai bên là triệt sản bên Trung quốc về vì ở Việt nam không thực hiện ph−ơng pháp này. Triệt sản bằng ph−ơng pháp kẹp có 16 tr−ờng hợp. Nếu triệt sản bằng đốt điện thì VTC th−ờng bị mất đoạn nhiều và hai đầu mỏm cụt ở xa nhau, kỹ thuật này th−ờng đ−ợc áp dụng khi phẫu thuật CNTC, ph−ơng pháp này chiếm ít nhất chỉ có 5 tr−ờng hợp. Chủ yếu là ph−ơng pháp Pomeroy có tới 40 tr−ờng hợp đ−ợc thực hiện khi mổ đẻ và KHHGĐ, chúng tôi th−ờng thấy VTC bị thắt lại ở đoạn eo bóng và hai đầu mỏm cụt ở gần nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)