Tỷ lệ có thai sau phẫu thuật nội so

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 31 - 32)

- Phẫu thuật phụ khoa (CNTC, bóc UXTC,UBT)

4.1.2.Tỷ lệ có thai sau phẫu thuật nội so

Tỷ lệ có thai trong nghiên cứu của tôi t−ơng đ−ơng với nghiên cứu của Duibuison JB là 18,2%. Các nghiên cứu của các tác giả trong n−ớc đạt tỷ lệ có thai thấp hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Kỳ (7,2%) và Đỗ Thị Ngọc Lan (9,19%) là hồi cứu. Nghiên cứu của Trịnh Thị Hồng Hạnh (8%)

Trịnh Hùng Dũng 25,7% và Pinto AB 36,7% cao hơn nghiên cứu này vì thời gian theo dõi dài đến 36 tháng.

Tỷ lệ có thai cao nhất ở nhóm tuổi 30-34 là 21,8%, thấp hơn ở nhóm tuổi 40-45 là 14,3% (bảng 3.13). Nếu lấy 35 tuổi làm mốc thì tỷ lệ có thai d−ới 35 tuổi là 21,0% cao hơn trên 35 là 13,6%. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Hùng Dũng: d−ới 35 tuổi là 27,9%, trên 35 tuổi là 12,5%. Nh− vậy tuổi càng cao thì khả năng có thai sau phẫu thuật thấp

BN không có tiền sử viêm nhiễm hay phẫu thuật có tỷ lệ có thai cao gấp

2,51 lần so với BN có tiền sử, rất có ý nghĩa thống kê.

BN có VTC không dính và dính nhẹ đạt tỷ lệ có thai là 23% cao gấp

9,62 lần nhóm VTC dính vừa và dính nặng là 4,8% (bảng 3.16). Nhóm VTC không dính tỷ lệ có thai là 42,9% cao gấp 3,7 lần nhóm có dính 11,6%, rất có ý nghĩa thống kê(bảng 3.17). Kết quả này cũng t−ơng tự với nghiên cứu của Tran DK, Leroy JL, tỷ lệ có thai phụ thuộc vào mức độ dính VTC: dính nhẹ và vừa tiên l−ợng tốt, dính nặng tiên l−ợng xấu. Nghiên cứu của Bruhat và Mage: VTC dính mức độ nhẹ tỷ lệ có thai là 50-80%, dính vừa 15-40% và VTC dính nặng tỷ lệ chửa ngoài TC (CNTC) cao.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ có thai sau phẫu thuật phụ thuộc rõ rệt vào mức độ dính VTC. Mức độ dính nhẹ có tiên l−ợng tốt hơn mức độ dính vừa và nặng. PTNS không nên thực hiện ở nhóm dính nặng vì không có kết quả nên chuyển TTTON ngay.

Tran DK, Leroy và cộng sự đã đ−a ra nhận xét: mức độ tổn th−ơng VTC là một yếu tố để tiên l−ợng sự thành công của phẫu thuật: mức độ I có tiên l−ợng tốt, mức độ II có tiên l−ợng còn tốt nh−ng có nguy cơ CNTC, mức độ III có tiên l−ợng dè dặt, nguy cơ CNTC cao, mức độ IV có tiên l−ợng xấu. So sánh với các tác giả khác trong n−ớc và trên thế giới (Filippini 1996, Bruhat 1998, Bùi Thị Ph−ơng Nga 2000, Trịnh Hùng Dũng 2000), kết quả của tôi khá phù hợp: tỷ lệ có thai của nhóm tổn th−ơng VTC mức độ I là 35,2% và mức độ II 21,7% cao gấp 3,74 lần mức độ III 8,1% và mức độ IV 4,1% (bảng 3.18 và 3.19)

Tỷ lệ có thai ở nhóm gỡ dính đạt 31.1% cao gấp 1,91 lần so với nhóm tạo hình và cao gấp 2,45 lần ở nhóm mở thông (bảng 3.21). Theo Saleh.WA, trong nhóm gỡ dính do VTC bị tổn th−ơng mức độ nhẹ nhất nên khả năng

thông VTC ứ n−ớc do VTC tổn th−ơng mức độ nặng nên chức năng sinh lý khó hồi phục sau phẫu thuật, khả năng có thai thấp và nếu có thì tỷ lệ CN TC khá cao.

Tỷ lệ có thai trong TC của kỹ thuật mở thông vòi ứ n−ớc thành mỏng là 7,5%, ứ n−ớc thành dày 0%. Tỷ lệ CNTC của ứ n−ớc thành mỏng là 0%, ứ n−ớc thành dày là 13,3% (bảng 3.22), kết quả này t−ơng đ−ơng với nghiên cứu của Conick: tỷ lệ thai trong TC của vòi ứ n−ớc thành dày 0%, CNTC 7,7%. Hedon B đạt tỷ lệ CNTC đến 10%. Theo Filippini chỉ nên PTNS với VTC ứ n−ớc thành mỏng, không nên phẫu thuật với VTC ứ n−ớc thành dày trên 2mm. Tôi nhận ra khi VTC ứ n−ớc thành dày thì tổn th−ơng ở lớp niêm mạc và lớp cơ VTC rất nặng, không có khả năng hồi phục, cách xử trí tốt nhất là không mở thông vòi nữa mà nên cắt bỏ vòi để chuyển TTTON Thời gian có thai trung bình 5,6 tháng. Sau 4-6 tháng tỷ lệ có thai cao nhất 41,9% (bảng 3.23). Nghiên cứu của Bùi Thị Ph−ơng Nga, Nguyễn Thị Thắm t−ơng tự với tôi, tỷ lệ có thai cao nhất từ 1 đến 6 tháng sau mổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 31 - 32)