Các kỹ thuật vi phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 85 - 87)

- d= ε.p

2.3.6.Các kỹ thuật vi phẫu thuật

2.3.6.1. Chuẩn bị bệnh nhân tr−ớc phẫu thuật

- Phẫu thuật ngoài kỳ hành kinh - Vệ sinh thụt tháo

- Gây mê toàn thân

- Bệnh nhân ở t− thế nằm ngửa dạng hai chân, sát trùng thành bụng và âm đạo, đặt thông tiểu và cần bơm thuốc vào cổ TC.

- Đặt kính hiển vi phẫu thuật ở vị trí thuận lợi nhất cho phẫu thuật viên và ng−ời phụ. Một ng−ời phụ chính đứng bên phải bệnh nhân sử dụng kính hiển vi phẫu thuật cùng với phẫu thuật viên. Ng−ời phụ hai ngồi giữa hai chân bệnh nhân vừa tham gia phẫu thuật và bơm xanh Metylen từ d−ới cổ TC lên. Cần nâng TC do ng−ời phụ hai điều khiển di động TC về các phía để thuận lợi cho phẫu thuật viên nhất trong qua trình phẫu thuật.

2.3.6.2. Kỹ thuật cắt đoạn và nối lại vòi tử cung sau triệt sản

Mở bụng theo đ−ờng trắng giữa d−ới rốn hoặc đ−ờng ngang trên vệ, chèn gạc kín phần ổ bụng trên, bộc lộ rõ phần tiểu khung với hệ thống các van mở bụng kết hợp với van trên vệ. Đặt một gạc lớn vào cùng đồ sau trong có ống hút liên tục vì dung dịch Ringer Lactat sẽ đ−ợc nhỏ giọt liên tục trong quá trình phẫu thuật tránh làm khô tổ chức. Các thao tác của phẫu thuật viên cần hết sức nhẹ nhàng, không làm đụng dập tổ chức, không làm tụ máu, không gây sang chấn cho VTC là mô mềm dễ bị dập nát. Cần chú ý cầm máu khi cần thiết kết hợp với t−ới n−ớc liên tục vào mô.

Kỹ thuật cơ bản gồm những b−ớc sau:

B−ớc 1: Bộc lộ hai miệng nối và kéo hai đầu miệng nối vào gần nhau. Dùng hai kẹp không chấn th−ơng kẹp vào VTC, xác định vị trí bị triệt sản. Dùng kéo thẳng cắt bỏ đoạn vòi bị tắc do triệt sản cũ khoảng 0,5-1cm, cắt

đầu gần TC tr−ớc, cắt đầu xa sau, l−u ý là diện cắt phải vuông góc với VTC. Cắt bỏ hết chỗ đoạn vòi bị xơ cứng đến chỗ cơ và niêm mạc còn mềm mại. Bộc lộ hai đầu miệng nối, cầm máu cẩn thận tránh tổn th−ơng niêm mạc VTC.

Kiểm tra xem đầu miệng nối phía TC đã thông ch−a bằng bơm xanh metylen từ cổ TC lên, nếu thấy đầu miệng cắt ra thuốc xanh là đ−ợc. Luồn một catheter nhỏ có đ−ờng kính 1mm từ loa vòi vào qua hai miệng nối, nếu vào đ−ợc cả buồng TC thì càng tốt. Kẹp mềm giữ đầu miệng nối phía trong không cho catheter bị tụt ra.

Khâu mũi đầu tiên vào mạc treo vòi để kéo hai đầu miệng nối vào gần nhau, sau đó mới khâu nối bằng kỹ thuật khâu bốn mũi.

B−ớc 2: Nối hai đầu miệng nối bằng kỹ thuật khâu bốn mũi:

Khâu bốn mũi rời ở các vị trí 6 giờ, 12 giờ, 3 giờ và 9 giờ trên nền catheter đã đặt nên mũi khâu sẽ thuận lợi hơn và không gây chít hẹp lòng VTC. Khâu bằng chỉ Vicryl 6.0 đến 8.0 tuỳ theo khẩu kính miệng nối, chỉ khâu lớp cơ và thanh mạc. Khâu vị trí 6 giờ tr−ớc, sau đó mới khâu đến vị trí 12 giờ, hai mũi ở vị trí 3 giờ và 9 giờ đ−ợc khâu sau cùng, khâu kín mạc treo vòi. Phải bảo đảm các mũi khâu chính xác và dứt khoát, không nên chọc đi chọc lại nhiều lần sẽ gây dập nát VTC.

B−ớc 3: Kiểm tra độ thông của VTC sau nối.

Cuối cùng làm nghiệm pháp xanh mê-ty-len kiểm tra sự thông trở lại sau khi nối VTC cũng nh− sự rò rỉ tại chỗ nối. Có thể bổ xung thêm những mũi khâu vào các chỗ ch−a kín nếu thấy rò rỉ nhiều.

Ng−ời phụ mổ thứ hai bơm xanh metylen từ cổ TC lên, phẫu thuật viên từ từ rút catheter từ VTC ra sẽ thấy thuốc ra xanh ở đầu loa vòi. Nếu miệng nối kín không thấy thuốc xanh ra là tốt, tuy nhiên nếu có thấm ít thuốc xanh ra thì cũng không cần xử trí gì thêm vì sau đó miệng nối sẽ tự liền kín.

Hình 2.5: Kỹ thuật vi phẫu nối vòi tử cung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 85 - 87)