Khi thực hiện triệt sản nữ, phẫu thuật viên nên tôn trọng độ dài VTC còn lại, tránh cắt bỏ nhiều sẽ có lợi cho sự phục hồi sinh sản sau này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 33 - 36)

- Tỷ lệ có thai ở những BN không có tiền sử viêm nhiễm hay phẫu thuật là 26,4%, có tiền sử là 10,5%.

4. Khi thực hiện triệt sản nữ, phẫu thuật viên nên tôn trọng độ dài VTC còn lại, tránh cắt bỏ nhiều sẽ có lợi cho sự phục hồi sinh sản sau này.

Đặt vấn đề

Vô sinh luôn là một vấn đề đáng quan tâm của xã hội. Ngày nay, khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất đã đầy đủ thì nhu cầu có con của các cặp vợ chồng vô sinh ngày càng trở nên cấp bách. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 1985, trên thế giới có khoảng hơn 80 triệu ng−ời bị vô sinh. Tỷ lệ các cặp vợ chồng bị vô sinh trên thế giới chiếm 10 – 18%, tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 15% [53]. ở Việt nam, theo điều tra dân số 1982 tỷ lệ vô sinh là 13% [45]. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể bị vô sinh, có 40% vô sinh nguyên nhân do nữ, 30% vô sinh nguyên nhân do nam, 20% nguyên nhân do cả nam và nữ, còn 10% không rõ nguyên nhân [24].

Nghiên cứu ở Bệnh viện Phụ sản trung −ơng từ năm 1993 đến 1997 cho thấy tỷ lệ vô sinh có nguyên nhân do nữ là 54,5%, do nam là 35,6% và không rõ nguyên nhân là 9,9%. Nguyên nhân gây vô sinh nữ thứ phát hay gặp nhất là tắc vòi tử cung chiếm 43,7% [29].

Tr−ớc kia do y học ch−a phát triển, việc điều trị vô sinh tắc vòi tử cung rất nan giải, gần nh− không có hiệu quả nên ng−ời phụ nữ phải chịu thiệt thòi là không thể sinh con đ−ợc. Ngày nay với sự phát triển của các kỹ thuật mổ thông vòi tử cung nh− vi phẫu thuật vòi tử cung và phẫu thuật nội soi đã đem lại những kết quả và niềm lạc quan mới cho những cặp vợ chồng vô sinh tắc vòi tử cung.

Tại Bệnh viện phụ sản trung −ơng phẫu thuật nội soi bắt đầu đ−ợc thực hiện từ năm 1995. Đến năm 1996 mới thực hiện đ−ợc phẫu thuật nội soi trên 49 bệnh nhân vô sinh [22]. Từ đó đến nay, số bệnh nhân vô sinh đ−ợc phẫu thuật nội soi ngày càng nhiều và đem lại những kết quả rõ rệt.

Bên cạnh phẫu thuật nội soi phát triển mạnh mẽ, vi phẫu thuật trên vòi tử cung đang b−ớc những b−ớc đi đầu tiên và dành đ−ợc những kết quả đáng khích lệ. Năm 1998, ca vi phẫu thuật đầu tiên nối lại vòi tử cung sau triệt sản

đã đ−ợc thực hiện tại bệnh viện Phụ sản trung −ơng, nh−ng cho đến năm 2004 vi phẫu thuật mở bụng mới thực sự đ−ợc tiến hành khi Bệnh viện mua bộ kính hiển vi phẫu thuật đầu tiên. Đối với các phụ nữ sau triệt sản mong muốn có thai lại thì vi phẫu thuật nối lại vòi tử cung đã đem lại niềm hy vọng mới cho họ. Nh− vậy có thể nói triệt sản không phải là một ph−ơng pháp thôi đẻ vĩnh viễn mà có thể hồi phục khả năng sinh đẻ khi cần thiết.

Tuy vậy cho đến nay ch−a có nghiên cứu nào sâu và rộng về kết quả có thai sau phẫu thuật nội soi thông vòi và vi phẫu thuật nối vòi tử cung đ−ợc báo cáo tại Bệnh viện Phụ sản trung −ơng. Mặt khác cần có những nghiên cứu bổ sung thêm tính đa dạng của các loại phẫu thuật trên vòi tử cung và góp phần làm sáng tỏ hơn những cân nhắc trong điều trị phẫu thuật các mức độ tổn th−ơng vòi tử cung.

Với những lý do nh− vậy, đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả những phơng pháp can thiệt phẫu thuật làm thông vòi tử cung” có mục tiêu nghiên cứu là:

1. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến vô sinh do tắc vòi tử cung.

2. Đánh giá kết quả điều trị của phẫu thuật nội soi trong vô sinh do tắc vòi tử cung.

3. Đánh giá kết quả điều trị của vi phẫu thuật mở nối lại vòi tử cung sau triệt sản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố vô sinh do tắc vòi tử cung và nhận xét kết quả can thiệp phẫu thuật thông vòi tử cung (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)