5. Bố cục của Luận văn
1.1.3. Nội dung công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng
mở cửa thị trường càng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các NHTM cả về chiều rộng và chiều sâu, điều này đòi hỏi công tác thanh tra, giám sát cũng phải được nâng cao, đổi mới nhằm phát huy vai trò là công cụ đắc lực trong quản lý nhà nước của NHNN.
1.1.3. Nội dung công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với ngân hàng thương mại thương mại
1.1.3.1. Khái niệm và mục tiêu cơ bản của thanh tra tại chỗ a. Khái niệm
Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra trực tiếp, là việc thanh tra ngân hàng định kì hoặc đột xuất cử các cán bộ, thanh tra viên (thường được tổ chức dưới hình thức đoàn thanh tra) đến tại chỗ nơi làm việc của NHTM để trực tiếp xem xét, kiểm tra hồ sơ tài liệu, chứng từ gốc có nội dung liên quan đến nội dung cần thanh tra và đưa ra những đánh giá về từng mặt hoặc toàn bộ hoạt động củ NHTM.
b. Mục tiêu cơ bản của Thanh tra tại chỗ
- Đánh giá mức độ tin cậy của những thông tin, tài liệu kế toán, tài chính mà NHTM cung cấp cho thanh tra ngân hàng và yêu cầu công khai thông tin.
- Đánh giá tình hình chấp hành chính sách pháp luật, các chế độ, thể lệ ngành ngân hàng; giúp các NHTM thấy được những mặt tích cực, những mặt còn tồn tại để tiếp tục phát huy những mặt tích cực và khắc phục những tồn tại và kiến nghị biện pháp chấn chỉnh, xử lý, bảo đảm NHTM hoạt động đúng chính sách, pháp luật, thể lệ và hoạt động có chất lượng, hiệu quả hơn.
- Phát hiện những vấn đề mới phát sinh, những quy định chưa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện quy định hiện hành.
1.1.3.2. Nội dung cơ bản của hoạt động thanh tra tại chỗ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại
- Thanh tra về bộ máy của hoạt động quản trị điều hành: kiểm tra việc thực hiện triển khai các văn bản của Nhà nước, của ngành và cấp trên, việc thực hiện chế độ ủy quyền, mức phán quyết, việc tổ chức mạng lưới, bố trí sử dụng cán bộ điều hành kế hoạch phát triển ngân hàng dài hạn, ngắn hạn và việc triển khai thực hiện kế hoạch gắn với từng thành viên Hội đồng quản trị, ban điều hành.
- Thanh tra chất lượng nguồn nhân lực: đánh giá sự phù hợp của nguồn nhân
lực về quy mô, chất lượng trong việc đáp ứng phạm vi, quy mô, nội dung hoạt động của ngân hàng.
- Thanh tra hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các NHTM: thực trạng về mô hình tổ chức tập trung hay phân tán, cách quản lý điều hành của hệ thống này, việc xây dựng chương trình kiểm tra kiểm toán nội bộ và kết quả thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong quá trình hoạt động; việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo với thanh tra NHNN, chất lượng và mức độ trung thực của các báo cáo.
- Đánh giá sự phù hợp của hệ thống kế toán: việc tuân thủ các nguyên tắc và
phương pháp hạch toán kế toán ngân hàng đảm bảo đúng pháp luật và phản ảnh chính xác các nghiệp vụ, giao dịch kinh tế phát sinh.
- Thanh tra việc tuân thủ các hạn mức, giới hạn trong hoạt động: giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, mức vốn tự có so với tài sản có rủi ro, khả năng chi trả, trạng thái ngoại hối…
1.1.3.3. Quy trình một cuộc thanh tra tại chỗ * Phương pháp thanh tra tuân thủ
Thanh tra, giám sát tuân thủ là phương thức thanh tra, giám sát chủ yếu tạp trung vào việc phát hiện, đánh dấu mức độ tuân thủ luật, các quy định hiện hành của các NHTM, chủ yếu nhằm đảm bảo chấp hành các quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và những quy định trong cấp giấy phép hoạt động của các NHTM. Thanh tra, giám sát tuân thủ sử dụng một hệ quy chiếu là quy định của pháp luật.
* Quy trình thanh tra tuân thủ: - Chuẩn bị thanh tra:
Trong giai đoạn này người có thẩm quyền tiến hành lựa chọn các thành viên dự kiến tham gia Đoàn thanh tra. Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm dự thảo Quyết định thanh tra, đề cương chi tiết cuộc thanh tra, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi cuộc thanh tra, thời hạn, thời hiệu cuộc thanh tra để trình người có thẩm quyền ký ban hành.
Căn cứ đề cương thanh tra đã được duyệt, Trưởng Đoàn thanh tra phân công công việc cụ thể cho các đoàn viên trong Đoàn. Theo đó từng thành viên có trách nhiệm thu thập tài liệu, văn bản pháp quy có sẵn tại cơ quan thanh tra và lên danh mục các thông tin cần yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp ban đầu liên quan đến phần việc cụ thể được phân công. Đối với các cuộc thanh tra mà nội dung thanh tra liên quan đến các quy định mới và phức tạp, các chương trình tập huấn, giới thiệu nội dung văn bản sẽ được tổ chức.
- Tiến hành thanh tra:
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố với đối tượng thanh tra về cuộc thanh tra và Đoàn thanh tra bắt đầu tiến hành làm việc tại ngân hàng. Đoàn thanh tra sẽ sử dụng các quyền hợp pháp để thu thập tài liệu, thông tin, chứng cứ để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và kết quả các nội dung được thanh tra.
+ Kết quả cuộc thanh tra:
Căn cứ báo cáo của từng thành viên, Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo báo cáo kết quả thanh tra tại nơi được thanh tra. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn phải có van bản báo cáo kết quả thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra.
* Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro
Thanh tra trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra trong đó tập trung vào việc đánh giá mức độ rủi ro một NHTM gặp phải khi không tuân thủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp; đồng thời cũng trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, nguồn lực để kiểm soát, cảnh báo, xử lý rủi ro của NHTM; đưa ra những giải pháp buộc các NHTM phải có hành động phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro; duy trì an toàn hệ thống các NHTM.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ của TCTD chỉ là một phần trong hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro. Thanh tra trên cơ sở rủi ro ngoài việc đánh giá tính tuân thủ của NHTM còn xem xét, đánh giá mức độ rủi ro của NHTM ở các rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng.
(Nguồn: Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro)
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro
Hoạt động thanh tra tại chỗ (4)
Giám sát liên tục (6) Lập kế hoạch thanh tra (2)
Báo cáo kết quả thanh tra (5) Tiến hành thanh tra (3)
Bước 1. Tìm hiểu NHTM: Bước này dựa trên nguyên tắc cơ bản 19 của Ủy ban Basel. Thanh tra viên được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và chiến lược của NHTM phải hiểu tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh, kết quả thanh tra trước đây và tình hình hiện tại. Ngoài ra, thanh tra viên, giám sát viên phải đánh giá các lĩnh vực có rủi ro lón nhất của NHTM và đề xuất chiến lược thanh tra để tóm lược các vấn đề và lĩnh vực được thanh tra tại chỗ. Bằng việc tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro lớn thông qua việc lập ma trận rủi ro, thanh tra viên có thể giám sát mỗi NHTM một các hiệu quả hơn.
Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra và giám sát đối với mỗi NHTM.
Khi rủi ro của mỗi NHTM rõ ràng, CQTTGSNH có thể đánh giá các rủi ro đó trong hệ thống ngân hàng và đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thanh tra cần thực hiện. Rủi ro đôi khi là lớn đối với một NHTM nhưng lại không lớn đối với hệ thống ngân hàng, nên NHNN phải cân đối rủi ro của các NHTM nhỏ (đặc biệt nếu rủi ro đó liên quan đến khả năng tiếp tục tồn tại của NHTM đó) so với rủi ro lớn trong hệ thống ngân hàng.
Bước 3: Khi rủi ro được nhận dạng và đánh giá và khi đó lập xong kế hoạch, Ban lãnh đạo CQTTGSNH ra quyết định thanh tra và lập kế hoạch thanh tra chi tiết
Bước 4: Tiến hành hoạt động thanh tra tại chỗ
Đoàn thanh tra sẽ đến các NHTM để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được phân công và lập kế hoạch tại bước 3. Thanh tra trên cơ sở rủi ro cần phải trú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của NHTM và cách thức mà NHTM quản lý những rủi ro này. Trưởng đoàn là người viết báo cáo thanh tra, đó là báo cáo chính thức về những phát biện của đoàn thanh tra gửi Chánh thanh tra đánh giá về những phát hiện , đánh giá về quản lý rủi ro của Đoàn thanh tra và xem xét liệu có cần thiết phải áp dụng hình thức xử phạt hoặc biện pháp chỉnh sửa nào không.
Bước 5: Kết luận và các biện pháp chỉnh sửa được đưa ra đối với NHTM được thanh tra
Căn cứ kết quả thanh tra, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu áp dụng các biện pháp chỉnh sửa đối với ngân hàng thương mại và CQTTGSNH giám sát tiến trình NHTM đáp ứng các yêu cầu do Chánh tranh tra, giám sát ngân hàng đưa ra. Các báo cáo định kỳ của NHTM cung cấp cho CQTTGSNH những thông tin
cần thiết để CQTTGSNH xác định, đánh giá mức độ đầy đủ trong việc thực hiện của NHTM.
Bước 6: Giám sát liên tục
Việc giảm sát liên tục được đáp ứng liên tục cho tất cả các NHTM. Các thanh tra, giám sát viên được chỉ định mỗi Vụ/Cục của CQTTNH, của NHNN làm việc với dữ liệu giám sát từ xa (các báo cáo định kỳ của mỗi NHTM, phân tích về hệ thống ngân hàng, phân tích về an toàn vi mô, …) và từ chính các NHTM để có thể giám sát liên tục. Các thanh tra, giám sát viên này lập một báo cáo tổng quan về rủi ro của từng NHTM, tốt nhất là theo từng quý hoặc bất kỳ khi nào mà trạng thái rủi ro của NHTM thay đổi.
Thực hiện các bước của Quy trình trên, CQTTGSNH lập được báo cáo giám sát CAMELS, báo cáo giám sát vĩ mô và báo cáo cảnh báo sớm.