Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh lào cai đối với các ngân hàng thương mại (Trang 99 - 103)

5. Bố cục của Luận văn

3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân từ phía NHNN

Thanh tra ngân hàng chưa tổ chức thành một hệ thống thống nhất mà được phân bố theo cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước theo, địa giới hành chính, Thanh tra ngân hàng nhà nước là một bộ phận trong cơ cấu của Chi nhánh NHNN, vì vậy tính độc lập của Thanh tra ngân hàng nhà nước còn bị hạn chế rất nhiều.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, giám sát quyền hạn của Thanh tra ngân hàng nhà nước chỉ giới hạn ở quyền kiến nghị với thống đốc và cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý và các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thanh tra NHNN không có quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thanh tra ngân hàng chưa hoàn thiện quy trình thanh tra tại chỗ và sổ tay thanh tra tại chỗ dùng riêng cho ngành ngân hàng

Mô hình tổ chức và chức năng thanh tra ngân hàng của cơ quan TTGSNH chưa tạo điều kiện cho thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro, cụ thể: Do sự song trùng lãnh đạo khiến vai trò chỉ đạo, điều hành của cơ quan TTGSNH đối với hoạt động của thanh tra, giám sát chi nhánh NHNN cũng gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ xa rời dần sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan TTGSNH. Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi cơ quan TTGSNH phải có bức tranh tổng thể rủi ro của NHTM trên cả phương diện riêng lẻ và hợp nhất trong khi các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHTM không áp dụng được đối với chi nhánh của NHTM nên khó khăn trong việc thu thập thông tin từ việc thực hiện giám sát các chi nhánh của NHTM. Việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tin giữa Thanh tra ngân hàng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan thanh tra, giám sát khác chưa được quy định cụ thể, gây chồng chéo trong quá trình tác nghiệp.

Phương pháp thanh tra tuân thủ tỏ ra chưa cập nhật so với yêu cầu bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng trong tình hình mới. nội dung thanh tra tại chỗ còn dàn trải, làm nhiều, chưa trọng tâm, trọng điểm và chưa phát hiện được nhiều sai phạm.

Thanh tra ở cấp chi nhánh còn mang tính hình thức và chưa có hiệu quả đáng kể trong việc phát hiện sớm, cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn.

Công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra chưa nghiêm. Việc nắm thông tin của các NHTM trong việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra còn chưa đầy đủ nên nhiều trường hợp Thanh tra chi nhánh không nắm được cụ thể việc thực hiện chấn chỉnh đến đâu.

* Nguyên nhân từ phía chi nhánh các NHTM

Mặc dù đã có quy định về chế độ thông tin báo cáo song việc thực hiện của các NHTM còn hạn chế, gây khó khăn cho cán bộ giám sát trong việc tập hợp thông tin để tính toán các chỉ tiêu giám sát.

Phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro yêu cầu môi trường quản lý rủi ro và các kỹ năng, trình độ quản trị rủi ro của các NHTM đạt được ở mức nhất định, nhưng hiện nay, năng lực quản trị rủi ro của các NHTM còn hạn chế.

+ Một mặt, do NHNN chưa ban hành được các yêu cầu tối thiểu về quản trị rủi ro của các NHTM nên các NHTM chưa xác định và xây dựng được các chính sách cũng như các quy trình quản lý rủi ro, các mô hình và công cụ đo lường rủi ro để đáp ứng yêu cầu dự báo, cảnh báo cũng như đảm bảo cho các hoạt động của NHTM được thực hiện một cách có định hướng trong khuôn khổ rủi ro chấp nhận được.

+ Mặt khác, bản thân các NHTM chưa quan tâm đúng mức việc xây dựng khung văn hóa rủi ro, theo đó, mọi lĩnh vực có nguy cơ phát sinh rủi ro phải được nhận diện, đo lường và sẵn sàng có các giải pháp ngăn ngừa hoặc được quản lý để giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đồng thời, từng vị trí tham gia trong quá trình ra quyết định quản lý hoặc tác nghiệp tạo rủi ro sau phải ý thức được vai trò, sứ mệnh của mình đối với hệ thống, nhận thức và hành động đúng, kịp thời ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

Bản thân các ngân hàng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, về chế độ thông tin báo cáo gửi Thanh tra, giám sát chi nhánh; chất lượng kiểm soát nội bộ còn kém, chưa đảm đương được nhiệm vụ và có nơi còn phụ thuộc vào người điều hành, chưa thực sự phát huy tác dụng.

* Nguyên nhân từ phía Thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNN Chi nhánh Lào Cai.

Trình độ cán bộ thanh tra còn chưa đồng đều, đội ngũ cán bộ còn mỏng, thiếu cán bộ phân tích chuyên sâu về diễn biến tình hình tài chính ngân hàng và tác động của những thay đổi trên thị trường đối với hoạt động ngân hàng. Hạn chế do thiếu kinh nghiệm thực tế, máy móc thiết bị công nghệ dùng cho nghiệp vụ thanh tra còn lạc hậu, chủ yếu chưa thích nghi với công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày nay. Hơn nữa cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với đội ngũ thanh tra viên còn có những bất hợp lý, chưa tạo động lực khuyến khích các thanh tra viên đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vẫn còn nặng nề về bằng cấp, chưa chú trọng nâng cao bồi dưỡng năng lực thực hành, kỹ năng tác

nghiệp. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng khuyến khích tính tích cực sáng tạo của người học.

Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá không đồng nhất trong báo cáo, số liệu thanh tra từ xa còn chưa phản ảnh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM nên khó tổng hợp, phân tích để phản ảnh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của những ngân hàng bị thanh tra.

Thanh tra chi nhánh chủ yếu thanh tra tập trung vào tình trạng hoạt động của NHTM tại một thời điểm nào đó, điều này có thể không khẳng định được trong thực tế NHTM đó có thể gánh chịu rủi ro trong tương lai gần hay không, mặc dù phương pháp thanh tra truyền thống cũng giúp ích cho các NHTM giảm thiểu rủi ro, nhưng ngày nay do hội nhập quốc tế, sự cải cách tài chính đã đem lại cho các NHTM nhiều thị trường đầu tư và nhiều công cụ tài chính mới, dễ dẫn tới họ có thể dễ dàng đầu cơ một cách mạo hiểm. Nên đổi mới phương pháp thanh tra, kiểm tra về quy trình kết hợp với phương pháp trực tiếp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Thanh tra ngân hàng nhiều khi còn nhẹ tay, cả nể, thiếu kiên quyết, ít nhiều bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa quản lý và kinh doanh.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC THANH TRA ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh lào cai đối với các ngân hàng thương mại (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)