Khái quát về kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh lào cai đối với các ngân hàng thương mại (Trang 56 - 60)

5. Bố cục của Luận văn

3.2.2. Khái quát về kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa

bàn tỉnh Lào Cai

3.2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm, đặc biệt năm 2016 có tốc độ tăng trưởng vốn huy động lên 39,71% so với năm 2015, bởi đây là năm mà đối với tỉnh Lào Cai là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nên toàn tỉnh tập trung mọi nguồn lực, phấn đấu đưa mục tiêu KT-XH đạt cao nhất. Mặt khác, trong năm 2016 nền kinh tế đang tiếp tục phục hồi, và các NHTM áp dụng nhiều giải pháp phù hợp khơi tăng nguồn vốn.

Về kỳ hạn huy động đã cho thấy cơ cấu vốn huy động biến động theo xu hướng tích cực khi tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm lớn rất nhiều tiền gửi không kỳ hạn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tăng lên là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn khi cần thiết.

Bảng 3.2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1. Tổng nguồn vốn huy động 27.337 35.030 37.649

Tốc độ phát triển so với năm trước % 39,71 28,14 7,48

2. Theo kỳ hạn - Có kỳ hạn 23.009 29.895 32.985 Tỷ Trọng % 84,2 85,3 80,5 - Không kỳ hạn 4.328 5.135 8.035 Tỷ Trọng % 15,8 14,7 19,5 Tổng vốn huy động 27.337 35.030 41.020

Vốn huy động tăng trưởng qua các năm nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa khối NHTM nhà nước và khối NHTM cổ phần. Ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng nhanh chóng về nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn, điều này cũng chứng tỏ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn rất lớn mà ngành ngân hàng từ trước đến nay chỉ mới khai thác được một phần rất nhỏ (thể hiện ở tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ lớn và tăng nhanh qua các năm). Nguồn vốn huy động tăng lên đã làm tăng khả năng tự chủ về nguồn vốn. Bằng nguồn vốn huy động tại chỗ, kết hợp với nguồn vốn điều chuyển nội bộ từ NHTM trung ương, các NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã mở rộng dư nợ cho vay.

Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định qua các năm, bằng việc các NHTM luôn tích cực triển khai các dịch vụ ngân hàng mới, đa dạng sản phẩm dịch vụ hấp dẫn khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi lãi suất cao, tiết kiệm bậc thang rút gốc linh hoạt…

3.2.2.2. Hoạt động cho vay

Thời gian qua, hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh đầu tư cho vay phát triển kinh tế, đặc biệt đã chú trọng đầu tư chiều sâu (trung, dài hạn), vào thành các phần kinh tế ngoài quốc doanh, đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các công trình trọng điểm của tỉnh phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và hoàn thành kế hoạch kinh doanh của các NHTM. Kết quả dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1. Tổng dư nợ tín dụng

+ Tăng so với năm trước (%)

25.853 44,66 34.144 32,07 36.340 6,43 2. Theo kỳ hạn - Dư nợ ngắn hạn 12.110 15.375 15.002 Tỷ trọng trên tổng dư nợ 46,84 45,03 41,28

- Dư nợ trung hạn 5.125 7.456 7.976

Tỷ trọng trên tổng dư nợ 19,82 22,10 21,95

- Dư nợ dài hạn 8.617 11.221 13.360

Tỷ trọng trên tổng dư nợ 33,34 32,87 36,77

Với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 201-2018 đạt trên 20% cho thấy dư nợ của hệ thống NHTM trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức bình quân chung của cả nước. Lào Cai cũng là một trong những địa bàn có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây. Đầu tư vốn tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, đó cũng là hoạt động truyền thống, chủ yếu luôn được các ngân hàng trên địa bàn quan tâm đẩy mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT-XH trọng tâm của tỉnh.

3.2.2.3. Chất lượng cho vay

Các NHTM luôn quan tâm đến phát triển tín dụng, song không nới lỏng điều kiện cho vay nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả vốn tín dụng đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, vì vậy chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu luôn trong phạm vi được kiểm soát.

Bảng 3.4: Chất lượng cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Nợ xấu toàn hệ thống 55 2.044 3.232 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,17 5,04 7,57 2 Nợ xấu các NHTM 47 183 698 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,18 0,54 1,92

(Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Lào Cai năm 2016, 2017, 2018

Nợ xấu toàn hệ thống TCTD trên địa bàn có xu hướng tăng qua 03 năm, từ 0,17% năm 2016 lên 5,04% năm 2017 và lên 7,57% trong năm 2018. Trong đó nợ xấu của hệ thống các NHTM cũng tăng từ 0,18% năm 2016 lên 0,54% năm 2017 và 1,92% năm 2018.

Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong 2 năm 2017 và 2018 là do tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước và Lào Cai cũng ở trong vòng xoay đó. Thế nhưng, từ khi Nghị quyết 42/2017/NQ-CP về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được triển khai, đã góp phần làm tốc độ tăng của nợ xấu mặc dù vẫn cao hơn năm 2017. Hệ thống trên địa bàn đã tập trung quán triệt, triển khai kịp thời Nghị quyết 42 và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, NHNN VN, chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan ban ngành trong quá trình triển khai thực hiện NQ42. Kết quả:

Với sự vào cuộc quyết liệt cùng các giải pháp đồng bộ như: tuyên tuyền vận động khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đôn đốc thu hồi nợ xấu, phối hợp với các cơ quan chức năng thu giữ tài sản bảo đảm, bán phát mại tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Nợ xấu theo Nghị quyết 42 đến 30/9/2018 là: 1.109.384 triệu đồng, trong đó, nợ xấu toàn hệ thống là 1.078.802 triệu đồng (nợ xấu nội bảng là 491.037 triệu đồng, nợ xấu ngoại bảng là 570.582 triệu đồng), nợ xấu đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 48.458 triệu đồng. Nợ xấu đã được xử lý lũy kế từ 15/8/2017 đến 30/9/2018 là 740.729 triệu đồng trong đó sử dụng dự phòng rủi ro là 445.400 triệu đồng; Khách hàng trả nợ là 201.070 triệu đồng; ngân hàng bán phát mại TSBĐ là 75.198 triệu đồng; các hình thức khác là 10.410 triệu đồng trong đó chuyển nhóm nợ do các khoản nợ được chuyển về nhóm nợ thấp hơn khi hết thời gian thử thách là 242.616 triệu đồng). Việc xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD trên địa bàn đến nay đã giảm xuống còn 1,2%.

3.2.2.4. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Chênh lệch thu chi của các NHTM trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2018 được đảm bảo và gia tăng qua các năm. Theo số liệu báo cáo của các NHTM trong năm 2018, chênh lệch thu chi các NHTM trên địa đạt hơn 728 tỷ đồng. Trong đó doanh thu chủ yếu từ thu lãi tiền vay từ nền kinh tế chiến hơn 92,84%; chi phí chủ yếu từ trả lãi tiền gửi, tiền vay, chiếm trên 72%.

Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai Khối ngân hàng Chênh lệch thu chi (tỷ đồng) ROA (%)

2016 2017 2018 2016 2017 2018

1. NHTM Nhà nước 455 580 575 2,75 2,63 2,11

2. NHTM Cổ phần 44 64 153 1,45 1,21 1,94

Tổng số 499 644 728 2,55 2,35 2,07

(Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng của NHNN tỉnh Lào Cai năm 2016, 2017, 2018

ROA các năm đều nằm trong khoảng 2%-3% tương ứng với mức “Lợi nhuận

khỏe mạnh”, tuy nhiên có xu hướng không ổn định và giảm qua các năm. Mặc dù

giới và suy thoái kinh tế trong nước, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị các năm. Đóng góp cho sự tăng trưởng trên là sự cố gắng của các đơn vị như: chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển; chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT, chi nhánh ngân hàng TMCP Quân đội….

3.3. Thực trạng hiệu lực thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu lực thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh lào cai đối với các ngân hàng thương mại (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)