5. Bố cục của Luận văn
4.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn cán bộ làm công tác
lượng cao.
Vì vậy, nâng cao chất lượng nghiệp vụ TTTC cũng là hoàn thiện nội dung hoạt động GSTX.
4.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát tra, giám sát
Đây là yếu tố then chốt quyết định chất lượng, hiệu quả thanh tra, giám sát và tiến trình đổi mới công tác quản lý, giám sát ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng có được năng lực, trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng.
Các thanh tra viên cần phải có kiến thức đầy đủ về các rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các công cụ quản lý rủi ro, hiểu rõ môi trường hoạt động ngân hàng và các kênh truyền tải rủi ro. Kiến thức về hoạt động ngân hàng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, kế toán của thanh tra viên phải toàn diện. Do vậy:
+ NHNN Trung ương cần phải đổi mới phương pháp đào tạo thanh tra viên, tăng cường mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM,
nhất là các hoạt động ngân hàng có độ nhạy cảm cao đối với thị trường như rủi ro tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, vàng, kinh doanh chứng khoán… Về lâu dài, đào tạo chuyên sâu có hệ thống về các lĩnh vực như cảnh báo sớm các loại hình rủi ro, hệ thống quản lý rủi ro, đánh giá các chính sách, quy trình, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ…
+ NHNN Chi nhánh cần luân phiên cử cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương tổ chức; và tự tổ chức học tập văn bản chế độ hàng tháng, đào tạo lại về quy trình TTTC cho cán bộ, thanh tra viên, phương pháp kỹ năng chạy và phân tích GSTX cho cán bộ, thanh tra viên làm nhiệm vụ giám sát…
Rà soát lại trình độ cán bộ, mặc dù vấn đề trình độ cán bộ thanh tra hạn chế đã được nhìn nhận nhưng cụ thể hạn chế trong nội dung nào, lĩnh vực nào, ở mức độ nào thì chưa có những đánh giá thẳng thắn. Do vậy, cần có phương án để thực hiện nội dung này một cách thường xuyên, bởi đây là một công việc khó khăn và tế nhị. Để từ đó, có thể phân công những yêu cầu cụ thể, những nội dung thanh tra đổi mới cho mỗi công việc, mỗi vị trí, mỗi chức danh một cách phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát.
Tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ từ các ngành nghề khác nhau nhưng đã được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến hoạt động ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu thực tế của nghiệp vụ thanh tra, giám sát và các đối tác của Ngân hàng như Luật, kiểm toán, thanh tra, tài chính kế toán, các doanh nghiệp…hoặc luân chuyển cán bộ từ các đơn vị liên quan thuộc hệ thống NHNN.
Khi thành lập đoàn thanh tra, Chi nhánh cần bố trí cán bộ một cách hợp lý nhằm phát huy năng lực sở trường của mỗi thanh tra viên, đồng thời tạo điều kiện để các thanh tra viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Sau mỗi đợt thanh tra tổ chức họp để trao đổi kinh nghiệm thực tiễn giữa các đoàn thanh tra để các thanh tra viên nắm bắt, rút kinh nghiệm.
Nên có chương trình ưu tiên đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên gia về lĩnh vực này. Đồng thời, trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật làm việc, có bộ phận chuyên gia giàu kinh nghiệm để thường xuyên hỗ trợ.
Xây dựng bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra ngân hàng, điều này có ý nghĩa trong việc đảm bảo các hoạt động tác nghiệp và hành vi ứng xử của cán bộ thanh tra công tâm, không thiên vị, đúng pháp luật.