Đặc điểm của kinh doanh ăn uống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của bộ phận fb tại khách sạn continental saigon​ (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của đề tài

1.1 Một số khái niệm về khách sạn, kinh doanh khách sạn và những vấn

1.1.3.4 Đặc điểm của kinh doanh ăn uống

Trong giáo trình “Quản trị Kinh doanh Khách sạn” của Nguyễn Quyết Thắng (2013) đã tổng hợp một số đặc điểm của kinh doanh ăn uống như sau:

Thứ nhất: Đòi hỏi tính hiếu khách và vệ sinh an toàn thực phẩm:

Như đã nêu ở phần trên, ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu thiết yếu mà còn thoả mãn nhu cầu thưởng thức, giải trí của con người. Vì vậy, tính hiếu khách của nhân viên rất quan trọng đối với sự phục vụ của nhà hàng, nó sẽ góp phần làm tăng giá trị thưởng thức bữa ăn của du khách. Ngoài ra, lĩnh vực ăn uống đòi hỏi nhu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm cao bên cạnh những yếu tố khác.

Thứ hai: Lực lượng lao động trong kinh doanh ăn uống rất lớn:

Mặc dù áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình phục vụ, nhưng không vì thế giảm được lao động trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ trong kinh doanh ăn uống. Có thể thấy, ngoài viễ chế biến các món ăn để phục vụ khách, trong nhà hàng đòi hỏi phải có lực lượng nhân viên phục vụ các món ăn, đồ uống với kỹ năng nghề nghiệp cao. Chưa tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên tạp vụ và vệ sinh của nhà hàng. Theo định mức, cứ 12 – 16 khách đòi hỏi phải có một người phục vụ (Nguyễn Văn Háo, 2008). Do đó, lực lượng lao động trong kinh doanh ăn uống tại nhà hàng và các cơ sở ăn uống khác chiếm số lượng lớn.

Thứ ba: Trong kinh doanh ăn uống người ta có thể cung cấp cùng một dịch vụ thì không thể giống nhau:

Mỗi nhà hàng và cơ sở ăn uống trong du lịch có thể cung cấp một số món ăn, đồ uống giống nhau nhưng việc phục vụ những món ăn, đồ uống này thì không giống nhau. Điều này, phụ thuộc vào tay nghề, kinh nghiệm, sự nhiệt tình… của nhân viên. Chính vì vậy, yếu tố rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển của các cơ sở ăn uống là nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên tại đơn vị.

Thứ tư: Tính chất phục vụ liên tục của nhà hàng:

Nhà hàng không chỉ phục vụ các ngày trong tuần, ngày lễ, tết và các ngày nghỉ mà cả 24giờ/ngày, bất kể lúc nào có khách nhà hàng cũng phải phục vụ.

Để đảm bảo yêu cầu phục vụ khách đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất và chất lượng nhất, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa những nhân viên bộ phận bàn, chế biến món ăn, pha chế hoặc phục vụ đồ uống và những người làm thủ tục thanh toán cho khách… Chỉ một sơ xuất nhỏ trong những khâu trên sẽ đem lại một kết quả xấu mặc dù tất cả các khâu khác làm rất tốt. Điều này đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách, nâng cao danh tiếng và uy tín của nhà hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp marketing mix nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của bộ phận fb tại khách sạn continental saigon​ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)