6. Kết cấu của đề tài
2.2 Bộ phận F&B của khách sạn và đặc điểm thị trường khách của bộ
2.2.1 Bộ phận F&B của khách sạn:
Bộ phận F&B của khách sạn Continental Saigon là bộ phận chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách của khách sạn. Khi lữ quán chỉ có một phòng ăn thì công việc rất đơn giản, nhưng với một khách sạn 83 phòng thì mội việc sẽ phức tạp hơn nhiều. Khách sạn có 4 nhà hàng: nhà hàng Le Bourgeois, sân vườn Continental Patio, nhà hàng Continental Palace, nhà hàng La Dolce Vita Café với nhiều món ăn và thức uống đa dạng. Chưa kể khách sạn còn có các phòng hội nghị: phòng Bamboo, phòng họp Continental Palace, phòng số 8, phòng VIP thì món ăn và thức uống cũng đa dạng và phong phú theo từng loại tiệc.,… Đó là những khu vực đem lại lợi tức cho khách sạn Continental Saigon. Hầu như tất cả những điểm phục vụ đều có chức năng riêng của mình trong hoạt động rộn ràng của khách sạn. Không chỉ đơn giản về chức năng phục vụ ăn uống bình thường mà còn có những chức năng phục vụ khác trong chu kỳ 24 tiếng đồng hồ. Do đó, có thể nói là hoạt động của bộ phận nhà hàng và quầy uống là những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Ngoài ra, yêu cầu về kỹ năng trong bộ phận này cũng rất đặc biệt. Vì có nhiều phần việc có chức năng khác nhau trong bộ phận F&B.
Hầu hết các hội nghị tầm cỡ và những buổi tiệc tùng, chiêu đãi,…cũng được tổ chức tại khách sạn. Một hội nghị, theo đúng tiêu chuẩn, thường sử dụng các phòng họp để tổ chức chuyên để tổng quát và những phương tiện lớn khác cho các buổi đại tiệc. Cũng có khi khách chỉ cần tổ chức những buổi tiệc nhỏ, lễ cưới hoặc các cuộc họp của giới kinh doanh,… Do đó, bộ phận F&B của khách sạn Continental Saigon đã và đang sẵn sàng hoàn thiện hơn để phục vụ mọi yêu cầu của khách.
Về mặt tổ chức bộ phận F&B của khách sạn Continental Saigon quan tâm đến hai yếu tố:
1. Sự khác biệt về chuyên môn trong từng bộ phận nhỏ. 2. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các đơn vị.
Sau đây là một số khác biệt về kỹ năng chuyên môn ở bộ phận F&B của khách sạn Continental Saigon:
Tổ “quản lý vật dụng bếp” phải có kỹ năng về trông coi sắp xếp.
Bộ phận phục vụ hội nghị và tổ chức tiệc phải biết tổ chức và biết tính toán về hiệu quả của công việc.
Quản đốc “quầy uống” phải biết kiểm soát và có trách nhiệm với công việc, kiểm tra thường xuyên các loại thức uống và các loại rược trong quầy bar. Một hội nghị chiêu đãi không thể nào tổ chức được nếu không có những cố gắng của tổ phục vụ hội nghị và tổ phục vụ chiêu đãi tiệc cùng với nhà bếp, các quầy rượu và tổ quản lý các vật dụng nhà bếp.
Mặc dù có sự chuyên môn cao trong công việc ở các bộ phận nhỏ nhưng phải có sự hợp tác và phối hợp liên tục giữa các bộ phận này thì mới có thể thực hiện hiệu quả được. Cũng như bộ phận phòng, mối liên hệ giữa các hình thái phụ thuộc, liên tục và hỗ trợ tồn tại trong nhiều khâu chức năng khác nhau là rất phức tạp trong bộ phận nhà hàng và quầy uống. Đó là một gánh nặng đối với các quản đốc và cả đối với nhân viên trong việc điều phối ở bộ phận này. Vì thế, bộ phận F&B của khách sạn đang ngày càng cố gắng và nâng cao trình độ chuyên môn của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận.