Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn tại một số địa phương của nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn tại một số địa phương của nước ta

1.2.1.1.Kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Hiện nay, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang ở mức báo động nên vấn đề sử dụng rau sạch (rau an toàn - RAT) đang được người tiêu dùng thực sự quan tâm.

Tại xã Vân Hội, do có truyền thống canh tác lâu đời, người nông dân trồng rau có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất, chất lượng cây rau ngày một nâng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nông dân vì chạy theo lợi nhuận nên chưa thực hiện đúng quy trình sản xuất RAT. Từ đó,

chất lượng rau chưa bảo đảm (đặc biệt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật), gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Thực hiện Quyết định số 2142 ngày 30.12.2013 của UBND huyện Tam Dương phê duyệt “Quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện đến năm 2020”, Phòng NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và hằng năm được bố trí vốn để tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn xây dựng các mô hình sản xuất RAT theo hướng VietGAP. Đến nay, việc sản xuất và tiêu thụ rau, RAT của xã Vân Hội đã có những bước phát triển và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Người nông dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đã tiếp cận được với các quy trình sản xuất mới như VietGAP, GlobalGAP… đồng thời ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Hiệu quả kinh tế sản xuất rau của nông dân đã được cải thiện, lợi nhuận thu được ngày càng cao. Mạng lưới tiêu thụ RAT đã bắt đầu hình thành và phát triển, từng bước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Năm 2014 diện tích sản xuất rau an toàn của xã là 35,2ha tăng bình quân 7,32% trong giai đoạn 2010-2014, năng suất các loại rau an toàn tăng nhanh, rau bắp cải là 21,66 tấn/ha bình quân tăng 1,19%, cà chua an toàn 15,25 tấn/ha bình quân tăng 0,4%. Thu nhập bình quân mỗi hộ trồng rau an toàn ăng từ 45 triệu đồng lên 54 triệu đồng mỗi hộ[11].

1.2.1.2. Kinh nghiệm của xã Sơn Dương huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao là một trong ba xã được huyện Lâm Thao chọn xây dựng điểm mô hình sản xuất rau an toàn. Theo đó, RAT được bố trí trên đất chuyên trồng rau, đất luân canh rau - màu, đất chuyên trồng màu, đất trồng lúa 1 vụ và đất trồng cây lâu năm không hiệu quả.

Để thực hiện được kế hoạch, trung tâm khuyến nông tiến hành chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân. Theo đó, đối với các mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, trung tâm tiếp tục hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật, quản lý cho các tổ chức, cá nhân thực hiện mô hình. Xây dựng hoàn thiện các quy trình sản xuất chung cho các nhóm, tổ sản xuất rau đang được trồng trên địa bàn.

Đối với các mô hình đang sản xuất RAT, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân bón phân cân đối và tiết kiệm, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, hữu cơ vi sinh… Vận động người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, đảm bảo 4 đúng trong sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái. Mặt khác, hướng dẫn nông dân ghi chép nhật ký đồng ruộng, thực hiện từng khâu trong quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Bên cạnh đó, trung tâm khuyến nông còn giới thiệu cho bà con nông dân những kỹ năng cơ bản, như: Lập biểu mẫu định kỳ về hạt giống, cây con, kiểm tra, đánh giá nguồn nước và hệ thống cung cấp nước…, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly khi phun thuốc, thu hoạch, đến sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ.

Ngoài ra thực hiện theo quyết định của UBND huyện Lâm Thao xã Sơn Dương đã giúp đỡ những vùng RAT, những tổ rau thành lập có thương hiệu riêng; đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại hình thành các liên kết đầu ra ổn định giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với nông dân vùng sản xuất RAT tập trung tại địa phương. Đối với các tổ, nhóm sản xuất, củng cố duy trì hoạt động, tổ chức quản lý điều hành chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)