Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT

* Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: (T GO )

Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản xuất.

- Công thức tính:

T GO = GO/IC (lần)

Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó.

* Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí: (TVA )

Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất

- Công thức tính:

Ngoài ra IC, VA lần lượt tính trên 1 kg quả tươi được thu. GO, VA lần lượt tính trên 1kg quả. Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu khác như :

- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha)

Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn

Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động

Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ)

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI TỨ XÃ 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện Tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Tứ Xã là xã đồng bằng phía nam huyện Lâm Thao. Tứ Xã tiếp giáp với các xã như Sơn Vi, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Dương, Kinh Kệ. Diện tích tự nhiên là 8,29 km2, dân số: 11.436 khẩu/ 2.838 hộ, trong đó nhân khẩu thường trú có mặt là 9.563 khẩu / 2.588 hộ, được phân bổ thành 22 khu dân cư. Xã có đường tránh quốc lộ 32C chạy qua và tỉnh lộ 324B chạy từ Cao Xá qua Tứ Xã đến Bản Nguyên. Trong những năm gần đây kinh tế của địa phương liên tục được phát triển mạnh mẽ, một số nghành nghề như mộc, xây dựng, ấp trứng vịt, chăn nuôi rắn Hổ Mang, trồng rau an toàn, kinh tế trang trại, buôn bán… được chú trọng phát triển tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong địa phương.

Đảng bộ Tứ Xã nhiều năm được công nhận là Đảng bộ , hiện có 483 Đảng viên/ 30 chi bộ, trong đó có 22 chi bộ khu dân cư và 8 chi bộ hành chính sự nghiệp.

Chính quyền nhiều năm được công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt từ 6% đến 7%. Tứ Xã hiện có 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia là Đền Xa Lộc và Gò Mun và 2 di tích được xếp hạng văn hóa cấp tỉnh là Miếu Trò, chùa Phúc Trung.

Trước đây xã Tứ Xã bao gồm 10 thôn, như xóm Đoàn Kết, Quyết Tiến, Liên Minh, Xóm Trám, Đời Mới, Thắng Lợi, Thành Công... Ngày nay Tứ Xã được phân làm 22 khu hành chính theo chủ trương Nhà nước nhưng người dân Tứ Xã vẫn hoạt động và dùng tên xóm cổ để phân biệt xóm này với xóm khác.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Tứ Xã mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió theo mùa, mùa hè có gió đông nam và tây nam, mùa đông có gió bắc và gió đông bắc. Với nhiệt độ trung bình là 23 - 240C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.263 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 70 - 85%.

Điều kiện khí hậu ở Tứ Xã thích hợp với một số loại cây trồng (lúa, cà chua, rau cải, dưa chuột, dưa lê, chuối, bưởi...). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để xã có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất rau quả, cây thực phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân của xã.

Đặc điểm thổ nhưỡng

Về cơ bản Tứ Xã có địa hình bằng phẳng nhưng xét kỹ địa hình Tứ Xã gồm các gò đất cao lẫn với vùng phù sa bồi đắp. Từ đặc điểm đó đất đai xã Tứ Xã được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.

* Nhóm đất Giây

Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây là loại đất phổ biến nhất ở Tứ Xã, nó phân bố trên các cánh đồng và một số khu vực bằng phẳng như Đoàn Kết; Thắng Lợi; Thành Công. Đất Giây có một đơn vị đất là đất Giây chua.

Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali

tổng số trung bình; kali dễ tiêu khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới cát pha.

* Nhóm đất Đỏ vàng

Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Loại đất này chủ yếu là các gò cao. Điểm đặc biệt ở Tứ Xã là có rất nhiều gò đất, và chủ yếu đân cư sinh sống trên các vùng gò này. Do quá trình bồi đắt của Sông Hồng dần các gò này có có độ cao với vùng bồi đắp không nhiều, các gò nổi như gò Trám, gò Mun, gò Lắc… Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.. Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt. Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và ma-nhê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Hiện tại, đất nông nghiệp của xã Tứ Xã chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất tự nhiên khoảng 530 ha (chiếm tới 62,35%). Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất cấy lúa khoảng 450 (chiếm tới 52,94% tổng diện tích tự nhiên). Khoảng 50 ha là đất ngập nước được chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại. Khoảng 30 ha hiện tại là sản xuất các loại rau, củ, quả. Hiện tại vùng trồng rau chính của Tứ Xã tập trung tại cánh đồng Màu, Đám Mạ, Gò Mả Giang, Trằm Giằng đã và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Xét về lâu dài các mô hình trồng rau an toàn nếu thành công có thể mở rộng ra không chỉ các vùng đang sản xuất mà còn cho cánh đồng Tứ Xã bằng phẳng và phì nhiêu, hứa hẹn tiềm năng to lớn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Tứ Xã giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14 BQ 1. Tổng số hộ Hộ 2667 100,00 2689 100,00 2709 100,00 100,83 100,38 100,60 Hộ nông nghiệp Hộ 1406 52,70 1370 50,95 1363 50,31 97,47 99,13 98,30 Hộ công nghiệp –

tiểu thủ công nghiệp Hộ 736 27,62 787 29,28 804 29,67 106,90 101,72 104,31 Hộ dịch vụ Hộ 525 19,68 532 19,77 542 20,02 101,29 101,59 101,44 2. Tổng lao động Người 5.125 100,00 5.155 100,00 5.177 100,00 100,59 100,43 100,51 Lao động nông nghiệp Người 2.851 55,63 2.784 54,01 2.741 52,95 97,65 98,46 98,05 Lao động công nghiệp Người 1.520 29,66 1.536 29,80 1.544 29,82 101,05 100,52 100,79 Lao động dịch vụ Người 754 14,71 835 16,20 892 17,23 110,74 106,83 108,78

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Tứ Xã

Qua bảng số liệu ta thấy tổng số hộ trên địa bàn xã năm 2013 là 2.677 hộ, đến năm 2015 tăng lên 2.709 hộ, bình quân qua ba năm tăng 0,6%, trong đó số hộ nông nghiệp giảm qua các năm, giảm từ 1406 hộ năm 2013 xuống còn 1.363 hộ năm 2015, bình quân qua ba năm giảm 1,12%. Trong khi số hộ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh qua ba năm, tăng từ 736 hộ năm 2013 lên 804 hộ năm 2015, bình quân qua ba năm tăng 5,215%. Qua số liệu trên ta thấy xu hướng thay đổi cơ cấu ngành nghề của các hộ trên địa bàn xã trong thời gian qua.

Số liệu trong biểu cũng cho ta thấy nguồn lao động nông nghiệp có tỷ lệ khá cao, năm 2015 tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm tới 52,95%. Với lực lượng lao động nông nghiệp trên xã Tứ Xã đã có được những thuận lợi đáng kể, tuy nhiên nó cũng có những khó khăn, hạn chế đó là giá trị ngày công lao động nông nghiệp còn ở mức thấp so với các ngành khác. Do vậy có thể đánh

giá nguồn lao động nông nghiệp trên địa bàn xã rất dồi dào, đa dạng đáp ứng vượt mức các yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, kể cả nền sản xuất nông nghiệp với chất lượng

3.1.2.3. Giá trị sản xuất

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã Tứ Xã giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: Tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) Giá trị CC (%) 14/13 15/14 BQ I. Giá trị sản xuất 276,97 100,00 302,06 100,00 320,52 100,00 109,06 106,11 107,58

1. Công nghiệp – xây

dựng 71,82 25,94 80,04 26,5 91,22 28,46 111,44 113,96 111,70 2. Thương mại, dịch vụ 93,02 33,58 101,48 33,6 115,5 36,04 109,10 113,82 111,46 3. Nông nghiệp 112,13 40,48 120,54 39,9 113,8 35,50 107,50 94,21 100,86 - Trồng trọt 79,52 28,71 79,08 26,18 74,9 23,37 99,45 94.72 97,08 + Cây lương thực 45,09 16,28 42,82 14,18 37,5 16,7 94,97 87.58 91,275 + Rau, củ, quả 27,87 10,06 30,67 10,15 32,40 10,11 110,05 105.64 107,84 + Cây khác 6,56 2,37 5,78 1,91 5,00 1,56 88.11 86.51 87,31 - Chăn nuôi, thuỷ sản 32,61 11,77 41,46 13,73 38,9 12,14 127,14 93,83 110,48

Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Tứ Xã

Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất của xã Tứ Xã năm 2013 đạt được là 276,97 tỉ đồng, năm 2014 tăng lên 302,06 tỉ đồng (tăng 9,06% so với năm 2013). Đến năm 2015 con số này là 320,52 tỉ đồng (tăng 6,11% so với năm 2015). Bình quân qua 3 năm tốc độ tăng giá trị sản xuất của xã là 7,58%.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn xã thì ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2015 giá trị sản xuất của ngành này là 115,5 đồng chiếm 36,04 %, thấp nhất là ngành công nghiệp - xây dựng, năm 2015 giá trị sản xuất của ngành công nghiệp xây dựng chỉ đạt 91,22 tỉ đồng chiếm 28,46% tổng giá trị sản xuất của xã.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của xã thì ngành trồng trọt chiếm phần lớn, năm 2015 là 74,9 tỉ đồng chiếm tới 65,82% giá trị sản xuất

ngành nông nghiệp. Tuy nhiên con số này giảm dần qua ba năm. Còn lại là giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2015 chỉ đạt 38,9 tỉ đồng và chiếm 34,18%.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì cây lương thực chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2015 là 37,5 tỉ đồng chiếm 50,07% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

3.1.2.3. Tình hình xã hội Giáo dục

Sự nghiệp giáo dục tiếp tục quan tâm, chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì và phát triển, công tác phổ cập giáo dục được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả; công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được mở rộng, đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục; việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia luôn được quan tâm, đến nay đã có 5/5 trường học đạt chuẩn quốc gia. Kết quả cụ thể của các cấp học năm 2015 như sau:

* Bậc học mầm non: Số trẻ huy động ra lớp là 576 trẻ, tỷ lệ huy động

nhóm mẫu giáo đạt trên 90%, tỷ lệ huy động nhóm nhà trẻ đạt 11%; tỷ lệ bé trăm, bé ngoan đạt trên 97%, 100% trẻ 5 tuổi đều đủ điều kiện ra lớp 1. Tuy nhiên do quy mô trường lớp xây dựng trước đây có hạn, trong khi đó tốc độ phát triển dân số trong những năm gần đây mạnh, do vậy hầu hết các nhóm lớp đều quá tải về số lượng trẻ trên 1 lớp học theo quy định.

* Cấp học tiểu học: Tổng số học sinh tiêu học có 830 học sinh, tỷ lệ trẻ

6 tuổi vào học lớp 1 dạt 100%; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình giáo dục đạt 99%, 100% số học sinh cuối cấp đều hoàn thành chương trình tiểu học. Năm 2015 hoàn thành việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học Tứ Xã 2.

* Cấp học THCS: Tổng số học sinh có: 605 học sinh, chất lượng giáo

dục 2 mặt của nhà trường được duy trì và phát triển, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 71,6%, đặc biệt chất lượng mũi nhọn của nhà trường được tăng mạnh với 11 học sinh giỏi cấp tỉnh, 86 học sinh giỏi cấp huyện, 100% số học sinh lớp 9

tốt nghiệp THCS, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc văn hóa và học nghề đạt 96,4%, trong đó học hệ công lập đạt 81,4%. Năm 2015 trường THCS tiếp tục duy trì chuẩn quốc gia sau 5 năm được công nhận và kiểm tra duy trì chuẩn. Chất lượng cấp THCS của Tứ Xã được đánh giá là số 1 về giáo dục của huyện Lâm Thao.

Đặc biệt, hàng năm Tứ Xã có khoảng 30 em học sinh đậu Đại học với mức điểm cao, và những trường có chất lượng được đánh giá hàng đầu cả nước như Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, y Hà Nôi, học viện An ninh.

- Y tế khám chữa bệnh và kế hoạch hóa gia đình

Tổ chức khám, tư vấn và điều trị tại trạm cho 7.020 lượt bệnh nhân, trong đó khám BHYT được 2.145 lượt người, tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi theo chương trình phối hợp được 210 cụ, cấp thuốc miễm phí trị giá trên 18 triệu đồng. Tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc củng cố và nâng cao chất lượng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020.

Số chị em trong độ tuổi sinh đẻ được chăm sóc SKSS và áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 270 người. Tổng số sinh trong năm là 193 trẻ, trong đó số sinh con thứ ba trở lên là 13 trường hợp, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%.

- Hệ thống giao thông đường bộ:

Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của xã cơ bản được bê tông hóa. Hệ thống đường bộ hiện tại cơ bản đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hầu hết đường trục đường chính của xã đã được làm từ năm 2005 và trong những năm qua do tốc độ xây dựng của dân cư phát triển mạnh việc vận chuyển vật liệu xây dựng chưa được kiểm soát tốt làm cho mặt đường bị xuống cấp nhanh.

Trong năm 2015 các HTX đã giải cấp phối một số tuyến đường trọng yếu dài 3,2 km, trị giá 208 triệu đồng; xây dựng 20 chiếc cầu, cống đõ, trị giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)