Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tứ Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 49 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tứ Xã

3.1.3.1. Thuận lợi

- Giao thông thuận lợi, hệ thống đường giao thông ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá giữa các vùng trong huyện, với các huyện khác trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn xã đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, địa hình của xã cơ bản là bằng phẳng, đất đai phù xa được bồi đắp phì nhiêu thuận lợi cho trồng trọt phát triển.

- Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ như: trợ cước giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi xuất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, giao thông thuận lợi đặc biệt là giao thông nội đồng, chợ Tứ Xã buôn bán sôi động tất cả các ngày trong tuần giúplưu thông hàng hoá thúc đẩy chuyển dịch kinh tế.

- Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực vào loại khá. Đây là thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế xã hội của xã. Tuy nhiên, xã cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề phù hợp để có thể cung cấp lao động có chất lượng cho địa phương.

3.1.3.2. Khó khăn

Cùng với những thuận lợi trên, quá trình phát triển kinh tế xã hội còn có những khó khăn đó là:

- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ruộng đất manh mún gây khó khăn và kém hiệu quả khi áp dụng cơ giới hóa. Chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp.

Các mũi nhọn kinh tế địa phương dần mất đi thế mạnh đặc biệt là nghề nuôi rắn Hổ Mang do giá cả giảm sâu. Giá các loại thực phẩm như thịt lợn, trứng bấp bênh, đôi khi là rất thấp trong khi giá thức ăn đầu vào liên tục tăng cao, nhiều hộ sản xuất thua lỗ không còn mặn mà với chăn nuôi.

- Tình hình sâu bệnh phức tạp đặc biệt là vụ mùa, làm tỉ lệ bỏ ruộng tăng nhanh. Năm 2014 chỉ có khoảng 3 ha bỏ hoang, nhưng năm 2015 đã là 50 ha và năm 2016 theo thống kê của hợp tác xã Tứ Xã đã là khoảng 100 ha.

- Nguồn nhân lực lao động khó khăn, đa số học sinh trong độ tuổi đi học. Ở độ tuổi lao động thì đi khu công nghiệp, đi làm ăn công tác ở xa nên việc thuê mướn lao động khó khăn và cao làm chi phí sản xuất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)