Những phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực bên trong đến sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 67 - 71)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Những phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực bên trong đến sản

xuất rau an toàn của các hộ nông dân

Để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn các hộ nông dân cần phải có sự kết hợp các yếu tố với một quy mô phù hợp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các yếu tố này không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất của hộ. Các nhóm yếu tố sản xuất ảnh hưởng của hộ có thể chia thành 2 nhóm:

Nhóm yếu tố chủ quan thuộc về nội bộ bên trong các hộ nông dân như: Đất đai, lao động, vốn, trình độ hiểu biết của chủ hộ, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Nhóm yếu tố khác quan thuộc về bên ngoài như: Cơ chế, chính sách, thị trường, thiên tai, thời tiết. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các hộ xác định sự tác động nhân tố nào là chủ yếu để đưa ra được những biện pháp giải quyết thật hợp lý.

Để có đánh giá chính xác nhất về mối quan hệ giữa các yếu tố đã xác định ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân trong vùng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas, với biến phụ thuộc là thu nhập và biến độc lập là lao động, diện tích đất đai, chi phí và trình độ học vấn.

Đặt giả thuyết về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc: Giả thuyết H0: Thu nhập không có quan hệ với lao động, diện tích đất đai, chi phí và trình độ học vấn.

Đối thuyết H1: Thu nhập có quan hệ với lao động, diện tích đất đai, chi phí và trình độ học vấn

* Xây dựng mô hình hàm sản xuất rau an toàn

Với kết quả tổng hợp số liệu, kiểm tra và loại bỏ những biến ngoại lai (biến trội) làm sai lệch bộ số liệu khi xây dựng mô hình, chúng tôi sử dụng số liệu của 150 hộ điều tra trong tổng số 240 hộ trồng rau an toàn tại xã Tứ Xã.

Để có thể biết được mối quan hệ độc lập giữa các biến, chúng tôi tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số tương quan Pearson (ký hiệu: r).

Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa thu nhập và biến độc lập của sản xuất rau an toàn

Thu nhập Lao động Diện tích Chi phí Trình độ học vấn Pearson Correlation Thu nhập 1.741 0.734 1.227 1.469 0.626 Lao động 0.734 1.741 0.616 0.544 0.428 Diện tích 1.227 0.616 1.741 1.342 0.455 Chi phí 1.469 0.544 1.342 1.741 0.507 Trình độ học vấn 0.626 0.428 0.455 0.507 1.741 Sig. (1- tailed) Thu nhập 0.402 0.505 0.407 0.218 Lao động 0.402 0.315 0.202 0.271 Diện tích 0.505 0.315 0.411 0.241 Chi phí 0.407 0.202 0.411 0.307 Trình độ học vấn 0.218 0.271 0.241 0.307

Kết quả phân tích hàm hồi quy Cobb – Douglas

Bảng 3.15. Kết quả hồi quy rau an toàn

Mô hình Hệ số xác định (R Square)

R2 điều chỉnh (Adjusted R Square)

Sai số chuẩn ước lượng (Std. Error of the Estimate)

1 0.779 0.766 0.731

Báo cáo kết quả hồi quy của mô hình cho thấy hệ số xác định R2 = 0,779, điều này nói lên 77,9% sự biến thiên thu nhập được giải thích bởi 4 biến độc lập (vốn đầu tư, lao động, trình độ học vấn và diện tích đất). Giá trị hệ số R2 điều chỉnh là 0,766 (76,6%), phản ánh chính xác sự phù hợp của mô hình đối với tổng thể, điều này có nghĩa là tồn tại mô hình hồi quy tuyến tính giữa thu nhập và các biến độc lập.

Để xác định xem có biến độc lập nào có ảnh hưởng đến thu nhập ta phân tích bảng 3.16:

Bảng 3.16. Hệ số hồi quy trong mô hình sản xuất rau an toàn Chỉ tiêu Hệ số hồi quy T_stat Mức ý nghĩa

Hệ số chặn 3.45 1.881 0.107 Ln LD 0.128 1.842 0.012 Ln DAT 0.423 3.556 0.001 Ln CP 0.588 5.642 0.002 Ln HOC VAN 0.238 2.077 0.015 Hệ số xác định R= 0,579 Mức ý nghĩa thống kê F= 45,636 Số mẫu quan sát N=150

Kết quả phân tích cho thấy, mô hình hồi quy hàm Cobb- Douglas như sau: LnThunhap = 3,45 + 0,128LnLD + 0,423LnDAT+ 0,588LnCP + 0,238LnHOCVAN

Bảng hệ số hồi quy trong mô hình sản xuất rau an toàn (Bảng 3.16) cho thấy, diện tích đất có hệ số 0,423, chi phí có hệ số 0,588 và trình độ học vấn có hệ số là 0,238 với mức ý nghĩa P-value ≤ 0,05. Đối với lao động có hệ số 0,128, mức ý nghĩa P-value = 0,107. Như vậy, có thể kết luận rằng đất và chi phí, trình độ học vấn có mối tương quan với thu nhập, do đó bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1. Còn đối với lao động không có mối quan hệ với thu nhập nên chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1.

Phân tích mô hình

Yếu tố diện tích đất có hệ số 0,423 với độ tin cậy 99% cho thấy khi diện tích tăng thêm 1% thì thu nhập tăng thêm 0,423% với các điều kiện khác không đổi. Tương tự, với chi phí và trình độ học vấn, khi tăng thêm 1% thì thu nhập tăng thêm 0,588% và 0,238%. Qua việc phân tích trên ta thấy chi

phí sản suất là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã.

Yếu tố lao động không tác động ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, do lao động trong ngành nông nghiệp thuần túy là lao động đơn giản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)