Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 78)

5. Kết cấu của đề tài

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã

4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

4.2.1.1.Giải pháp về kỹ thuật

Đưa các giống rau chất lượng cao và sản xuất, khuyến cáo các hộ nông dân áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý, áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác theo quy trình VietGAP, áp dụng công nghệ sơ chế bảo quản cho các nhóm rau ăn lá, rau an quả và rau an củ trong các điều kiện bảo quản đã quy định trong quy trình VietGAP. Đồng thời tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và vai trò của người lao động qua hệ thống kiểm tra chất lượng rau tại nơi sản xuất, nơi sơ chế và nơi tiêu thụ rau.

Để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất rau an toàn đòi hỏi ngành sản xuất đó đặc biệt là ngành trồng trọt và đặc trưng là sản xuất rau an toàn thì cần phải có cơ sở vật chất cơ bản để tiến hành áp dụng những thành tựu khoa học đó. Chính vì vậy, xã cần xác định cơ cấu chủng loại rau cho phù hợp với từng vùng đất và truyền thống canh tác của địa phương. Các Viện, Trường, đơn vị quản lý về sản xuất trên địa bàn cũng cần có công tác hỗ trợ như: nghiên cứu chọn tạo giống mới, tăng cường chuyển giao các loại rau cao cấp, rau chất lượng, cơ cấu quanh năm và sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, đảm bảo rải vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, xu hướng tiêu thụ và nghiên cứu của Viện dinh dưỡng trong cơ cấu rau tiêu thụ

cần giảm tỷ lệ rau ăn lá, tăng tỷ lệ rau ăn quả, củ vì ngoài giá trị dinh dưỡng cao hơn rau ăn lá, loại rau này còn có thể đưa vào chế biến. Cơ cấu rau cần đạt là rau ăn lá 30%, rau ăn quả 30%, rau gia vị 15% và rau khác 25%. Các loại rau cao cấp đã được đưa vào trồng ở một số vùng quy hoạch rau theo VietGAP như; cải ngọt, súp lơ xanh, ngô bao tử, cần tây được mở rộng phát triển.

Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn quy trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV đặc biệt đối với các loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới ít độc phân giải nhanh để nông dân nắm bắt thực hiện, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau theo VietGAP, công tác quản lý, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV cho các thành viên đội kiểm tra HTX để họ hiểu và thực hiện trên địa bàn xã. Dự kiến một năm từ 3-4 đợt tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau theo quy trình VietGAP cho nông dân của xã. Tại mỗi cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận theo quy trình VietGAP có một cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV do HTX rau an toàn quản lý có nhiệm vụ tư vấn cách sử dụng và cung cấp các loại thuốc BVTV đảm bảo kỹ thuật.

Chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất rau theo VietGAP với mục tiêu sản xuất rau sạch có chất lượng cao, tạo ra uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như công tác khuyến nông tới người lao động, để nâng cao về trình độ canh tác và sản xuất.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, khuyến khích thành lập các HTX, Hiệp hội sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP và thực hiện rộng rãi tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng.

Hoàn hiện và triển khai rộng rãi quy trình sản xuất rau theo VietGAP để có sản phẩm cao về dinh dưỡng, an toàn về vệ sinh y tế cho tất cả các loại rau.

Tăng cường nghiên cứu các biện pháp rải vụ rau gắn liền với áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, bố trí hợp lý các công thức luân canh nhất là các loại cây trồng trong nhà lưới. Trồng cây có các thiết bị che chắn, phủ đất, trồng cây trong dung dịch để điều hoà hoặc né tránh các yếu tố bất thuận của môi trường.

Ngoài ra công tác thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất rau an toàn đóng vai trò quan trọng đến việc sinh trưởng, phát triển và năng suất của các chủng loại rau, chính vì vậy cần thực hiện các giải pháp về thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu hợp lý như: Đầu tư xây mới, đào đắp kênh mương trên phần diện tích chưa có và phải xây dựng một cách khoa học đảm bảo cho việc tưới tiêu hợp lý. Nạo vét các kênh mương cũ, xả nguồn nước để dẫn nước vào kịp thời, nghiên cứu cụ thể về lượng nước tưới tốt nhất, chất lượng nước phải được bảo đảm, có thể xử lý trước khi tưới cho rau một cách an toàn và giàu chất dinh dưỡng.

4.2.1.2. Tăng cường vốn, đầu tư cho sản xuất rau

Tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm Thao đang rất coi trọng các chính sách hỗ trợ khuyến khích việc đầu tư sản xuất rau trên địa bàn huyện như: hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ sở chế biến, chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, chính sách thương mại tạo thị trường... Giải pháp ở đây chủ yếu là tập trung vào hoàn thiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện. Đây cũng chính là đảm bảo phát huy tốt các lợi thế của nông nghiệp và tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Phú Thọ. Trước hết đầu tư hoàn chỉnh, kiên cố hoá kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động, có khoa học cho các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn các huyện, đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng rau trong nhà lưới, nhà kính để có rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

Nghiên cứu để có các giải pháp phù hợp cho việc mở rộng và đa dạng các hình thức bảo quản và chế biến rau xanh theo nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiếp tục đầu tư và có chính sách thoả đáng cho các dự án lựa chọn thử nghiệm các loại rau mới, có giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để đa dạng về chủng loại, rải vụ rau an toàn trong năm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đến năm 2020 phấn đấu 100% mẫu rau sản xuất theo quy trình VietGAP được kiểm dịch thực phẩm và sơ chế trước khi phân phối đến tay người tiêu dùng, trang bị hệ thống xử lý, bao gói và bảo quản đồng bộ, quy mô công suất khoảng 1 tấn/ngày.

4.2.1.3.Đào tạo, tập huấn cho người sản xuất và người tiêu dùng

Hiện nay do hiểu biết của người sản xuất và người tiêu dùng về rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP còn hạn chế nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất theo quy trình VietGAP. Mặt khác do hiểu biết hạn chế nên người tiêu dùng khó chấp nhận mức giá cao của các sản phẩm sản xuất theo quy trình GAP vì vậy sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm không ổn định về giá cả và lượng tiêu thụ làm cho người sản xuất sẽ khó bù đắp được chi phí sản xuất và có mức lợi nhuận đảm bảo, dẫn đến việc khuyến khích người dân sản xuất theo quy trình VietGAP sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy địa phương phải tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người sản xuất về quy trình sản xuất theo VietGAP và tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VietGAP cho người dân

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tiêu thụ

4.2.2.1. Tổ chức lưu thông tiêu thụ rau an toàn

Duy trì các cửa hàng bán rau an toàn, có chính sách hỗ trợ để đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất mở rộng quy mô kinh doanh để làm nòng cốt mẫu

mực cho các cửa hàng rau an toàn thực phẩm sạch được phép tiếp theo. Tuỳ theo chủng loại sản phẩm để đầu tư phương tiện phục vụ bán hàng tương ứng.

Khảo sát, lựa chọn, quy hoạch các cửa hàng, các siêu thị để có kế hoạch đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ các bước mở rộng mạng lưới kinh doanh rau an toàn theo VietGAP hàng năm, nghiên cứu các cửa hàng rau tại các khu dân cư tập trung, đặc biệt quan tâm đến các phường nội thành Thành phố Việt Trì..

Xây dựng và ban hành từng bước hoàn thiện tiêu chí đối với cửa hàng rau an toàn, thực phẩm sạch gồm các điều kiện chủ yếu như: nơi giao nhận, chứa đựng, sơ chế bao gói, có nước sạch, thông thoáng, thoát nước, có giá kệ, quầy mát để trưng bày bảo quản rau an toàn. Quầy phải có biểu hiện, bảng giá, niêm yết đăng ký kinh doanh rau an toàn. Đội ngũ cán bộ nhân viên phải có kiến thức về sản phẩm rau an toàn. Các cửa hàng tư nhân cũng phải có những điều kiện tối thiểu kể trên mới được cấp đăng ký kinh doanh rau an toàn. Các sạp kinh doanh trong chợ cũng cần trang bị phương tiện để trưng bày bán rau an toàn, bảng giá và biển hiệu kinh doanh.

Xây dựng mô hình các HTX nông nghiệp - dịch vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ rau an toàn. Có phương tiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà sản xuất theo nghị định 80/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong các chợ lớn của tỉnh cần có khu bán buôn rau an toàn và có quy định điều kiện đối với người bán và người mua rau an toàn, cụ thể như sau: Đối với người bán, muốn bán rau an toàn tại chợ phải đăng ký địa điểm, lô trưng bày rau an toàn phải treo biển hiệu và số đăng ký sản xuất theo quy trình VietGAP tại lô đã đăng ký. Trách nhiệm của chợ phải có bảng thông báo

24 giờ trước mỗi phiên chợ về số lượng, chất lượng, chủng loại rau an toàn sẽ bán ở chợ đó. Những thông tin này chợ cũng thông báo cho khách hàng mua trong thành phố và khách mua lớn của tỉnh bạn. Hàng vụ, chợ sẽ tổ chức họp khách hàng để trao đổi giữa người mua hàng và nhà sản xuất, tạo điêu kiện cho sản xuất luôn bắt nhịp với thị trường tiêu thụ.

4.4.2.2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn

Tổ chức những người làm công tác thu gom - bán buôn rau an toàn như: không phải chịu bất kỳ hình thức thuế nào. Người thu gom phải đầu tư trang thiết bị để vận chuyển rau an toàn được đảm bảo về mặt chất lượng, giảm thiểu tỷ lệ dập nát theo quy định của VietGAP. Các cơ sở thu gom được hỗ trợ một phần kinh phí để mua xe tải nhỏ có thiết bị bảo quản lạnh như xe chuyên dùng.

Tổ chức mô hình HTX sản xuất - tiêu thụ rau an toàn gia tăng số điểm bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, giải pháp này không thể phát triển trên quy mô rộng lớn từ sản xuất đến tiêu thụ song hình thức này giá bán rau hạ hơn, việc giải quyết các thông tin về nguồn gốc quy và trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP rõ nên người tiêu dùng có khả năng chấp nhận và gây dựng được lòng tin về chất lượng sản phẩm đối với họ. Tổ chức thành lập các tổ chức hiệp hội người sản xuất và các doanh nghiệp tư nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất lượng hàng hoá. Thành công của các điểm này giúp sản xuất phát triển (hiệp hội những người sản xuất có thể tạo ra một số chức năng chuyên về trong hiệp hội mình), điểm mấu chốt để đạt được thành công là đảm bảo tam giác kinh tế người sản xuất - người phân phối - người tiêu dùng.

Các đơn vị kinh doanh làm tốt công tác quản lý, công tác marketing và đào tạo đội ngũ bán hàng am hiểu về rau an toàn và tiêu chuẩn VietGAP. Làm tốt công tác quản lý có nghĩa là quản lý nguồn bán hàng trong cơ sở của mình, cải thiện công tác tiếp thị, khuyến mại đối với khách hàng mua khối lượng nhiều hoặc những khách hàng thường xuyên tuyên truyền và thuyết phục người tiêu dùng về lợi ích của rau an toàn để họ trở thành khách hàng truyền thông cơ sở. Phổ cập thông tin rộng rãi qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin về chất lượng của rau an toàn, tác động đến sức khoẻ người tiêu dùng khi sử dụng.

4.2.2.3. Giải pháp về thu hái, đóng gói, bảo quản rau theo quy trình VietGAP

Chất lượng rau an toàn được bảo đảm về nguồn dinh dưỡng trước khi được đưa ra thị trường tiêu thụ thì ngoài việc đảm bảo nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật về trồng, chăm sóc thì công đoạn thu hái, đóng gói và bảo quản cũng rất quan trọng. Khuyến cáo các hộ nông dân, những người tham gia công đoạn thu hái, đóng gói, bảo quản rau cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quy trình VietGAP về đóng gói, thu hái và bảo quản rau để đảm bảo cho rau được tươi, không dập nát, héo úa giảm chất lượng rau, ngoài ra còn giữ uy tín về chất lượng rau với người tiêu dùng. Rau an toàn bán trên thị trường tỉnh Phú Thọ ít được quan tâm đến vấn đề này, rau xếp theo mớ... tỷ lệ hao hụt, dập nát cao. Tuy nhiên, những cửa hàng, siêu thị đã làm khá tốt về mẫu mã, bao gói sản phẩm. Do đó, cần quan tâm, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng sơ chế bảo quản, đóng gói cho người sơ chế, thu gom.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm: Đây là một vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp. Cần phải xây dựng được một thương hiệu để người tiêu dùng khi nghe đến thương hiệu là biết được ngay rau an toàn sản xuất ở đâu chất

lượng và theo quy trình nào? Việc xây dựng thương hiệu còn có ý nghĩa trọng để tìm hướng xuất khẩu rau, đặc biệt hiện nay theo Hiệp định kiểm dịch động thực vật của WTO thì bắt buộc các sản phẩm rau xuất khẩu phải có chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP hoặc ASEANGAP.

4.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách

Hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau theo quy trình VietGAP trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Ngoài các dự án đầu tư phát triển nêu trên, Thành phố có chính sách ưu đãi đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ, mua bán buôn rau an toàn, thực phẩm sạch, ưu tiên và áp dụng giá thuê mặt bằng ưu đãi cho các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đầu tư quản lý kinh doanh rau an toàn tại các chợ.

4.2.3.1. Chính sách tín dụng

Cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ưu đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh rau an toàn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu dùng rau an toàn, thực phẩm sạch, đào tạo, tập huấn nhân viên bán hàng, tuyên truyền thông qua khâu lưu thông bằng in tem nhãn, tờ gấp, pa - nô các thông tin về rau an toàn thực phẩm sạch và tiêu chuẩn rau an toàn theo quy trình VietGAP. Tổ chức chương trình chuyên mục về rau an toàn, VietGAP, thực phẩm sạch trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình...) đưa vào chương trình giáo dục trong các trường phổ thông. Tổ chức kiểm tra áp dụng các quy trình sản xuất theo VietGAP của vùng sản xuất, kiểm tra theo định kỳ đã quy định.

Hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các đơn vị, các hộ sản xuất đầu tư vùng sản xuất rau theo quy trình VietGAP (hỗ trợ qua hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)