Điều kiện Tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Điều kiện Tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Tứ Xã là xã đồng bằng phía nam huyện Lâm Thao. Tứ Xã tiếp giáp với các xã như Sơn Vi, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Dương, Kinh Kệ. Diện tích tự nhiên là 8,29 km2, dân số: 11.436 khẩu/ 2.838 hộ, trong đó nhân khẩu thường trú có mặt là 9.563 khẩu / 2.588 hộ, được phân bổ thành 22 khu dân cư. Xã có đường tránh quốc lộ 32C chạy qua và tỉnh lộ 324B chạy từ Cao Xá qua Tứ Xã đến Bản Nguyên. Trong những năm gần đây kinh tế của địa phương liên tục được phát triển mạnh mẽ, một số nghành nghề như mộc, xây dựng, ấp trứng vịt, chăn nuôi rắn Hổ Mang, trồng rau an toàn, kinh tế trang trại, buôn bán… được chú trọng phát triển tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong địa phương.

Đảng bộ Tứ Xã nhiều năm được công nhận là Đảng bộ , hiện có 483 Đảng viên/ 30 chi bộ, trong đó có 22 chi bộ khu dân cư và 8 chi bộ hành chính sự nghiệp.

Chính quyền nhiều năm được công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt từ 6% đến 7%. Tứ Xã hiện có 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia là Đền Xa Lộc và Gò Mun và 2 di tích được xếp hạng văn hóa cấp tỉnh là Miếu Trò, chùa Phúc Trung.

Trước đây xã Tứ Xã bao gồm 10 thôn, như xóm Đoàn Kết, Quyết Tiến, Liên Minh, Xóm Trám, Đời Mới, Thắng Lợi, Thành Công... Ngày nay Tứ Xã được phân làm 22 khu hành chính theo chủ trương Nhà nước nhưng người dân Tứ Xã vẫn hoạt động và dùng tên xóm cổ để phân biệt xóm này với xóm khác.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Tứ Xã mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió theo mùa, mùa hè có gió đông nam và tây nam, mùa đông có gió bắc và gió đông bắc. Với nhiệt độ trung bình là 23 - 240C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.263 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 70 - 85%.

Điều kiện khí hậu ở Tứ Xã thích hợp với một số loại cây trồng (lúa, cà chua, rau cải, dưa chuột, dưa lê, chuối, bưởi...). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để xã có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất rau quả, cây thực phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân của xã.

Đặc điểm thổ nhưỡng

Về cơ bản Tứ Xã có địa hình bằng phẳng nhưng xét kỹ địa hình Tứ Xã gồm các gò đất cao lẫn với vùng phù sa bồi đắp. Từ đặc điểm đó đất đai xã Tứ Xã được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.

* Nhóm đất Giây

Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây là loại đất phổ biến nhất ở Tứ Xã, nó phân bố trên các cánh đồng và một số khu vực bằng phẳng như Đoàn Kết; Thắng Lợi; Thành Công. Đất Giây có một đơn vị đất là đất Giây chua.

Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali

tổng số trung bình; kali dễ tiêu khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới cát pha.

* Nhóm đất Đỏ vàng

Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Loại đất này chủ yếu là các gò cao. Điểm đặc biệt ở Tứ Xã là có rất nhiều gò đất, và chủ yếu đân cư sinh sống trên các vùng gò này. Do quá trình bồi đắt của Sông Hồng dần các gò này có có độ cao với vùng bồi đắp không nhiều, các gò nổi như gò Trám, gò Mun, gò Lắc… Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.. Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt. Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và ma-nhê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Hiện tại, đất nông nghiệp của xã Tứ Xã chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất tự nhiên khoảng 530 ha (chiếm tới 62,35%). Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất cấy lúa khoảng 450 (chiếm tới 52,94% tổng diện tích tự nhiên). Khoảng 50 ha là đất ngập nước được chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại. Khoảng 30 ha hiện tại là sản xuất các loại rau, củ, quả. Hiện tại vùng trồng rau chính của Tứ Xã tập trung tại cánh đồng Màu, Đám Mạ, Gò Mả Giang, Trằm Giằng đã và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Xét về lâu dài các mô hình trồng rau an toàn nếu thành công có thể mở rộng ra không chỉ các vùng đang sản xuất mà còn cho cánh đồng Tứ Xã bằng phẳng và phì nhiêu, hứa hẹn tiềm năng to lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)