Bài học kinh nghiệm cho xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Qua kinh nghiệm sản xuất rau an toàn tại xã Vân Hội, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc và xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ta có thể rút kinh nghiệm cho xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ như sau:

Thứ nhất, Cần quy hoạch cụ thể các vùng sản xuất rau an toàn đồng thời

tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về sản xuất rau an toàn.

Thứ hai, Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ mới, giống cây

con mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất cho các hộ nông dân.

Thứ ba, UBND xã cần hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn

địa lý sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về rau an toàn.

Thứ tư, căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động: số

lượng và chất lượng của nguồn lao động. Ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song chất lượng còn thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độ dân trí chưa cao.

Thứ năm, Nâng cao việc phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn phục

vụ cho sản xuất

Thứ sáu, căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về sản

phẩm nông nghiệp. Ở từng giai đoạn, yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất khác nhau ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Cần phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu của thị trường một cách có căn cứ khoa học.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu và làm rõ các vấn đề cơ bản sau: - Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ở vùng sản xuất rau an toàn ở Tứ Xã như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau an toàn của xã ? - Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn tại xã Tứ Xã trong trong thời gian tới là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin

2.2.1.1.Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Thao, Chi cục thống kê, chi cục BVTV, từ các báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã Tứ Xã từ năm 2013 đến năm 2015. Ngoài ra, đề tài tham khảo thêm một sô thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, thời báo kinh tế, các trang web có liên quan…

2.2.1.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp

- Đối tượng điều tra: Các hộ dân sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ

Xã.

- Cỡ mẫu điều tra: Số lượng mẫu điều tra đươ ̣c xác định theo công thức slovin:

n = N

(1 + N*e2 ) Trong đó:

- N là kích thước của tổng thể .N = 240 (tổng số hộ sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Tứ Xã).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e =0,05. Ta có:

n = 240 = 150 quy mô mẫu = 150 mẫu

(1 + 240 * 0,052 )

- Nội dung phiếu điều tra: Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần I: Thông tin chung về các hộ điều tra

Phần II: Tình hình sản xuất rau an toàn của các hộ.

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận, sử

dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong quá trình khảo sát.

Tại điểm nghiên cứu, sau khi tiếp xúc với người địa phương đã chọn ra các hộ gia đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cá nhân nghiên cứu thường có một cán bộ của huyện và một đại diện cán bộ của xã cùng đi. Việc phỏng vấn được cấu thành trong 3 phần chính. Sau khi giới thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình đã được đưa ra. Trong khi phỏng vấn về hầu hết các phần của kinh tế gia đình, tôi đã giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật trong việc nâng cao HQKT trong sản xuất rau an toàn địa phương đã làm.

2.2.2. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý thông tin số liệu

2.2.2.1.Phương pháp tổng hợp thông tin

Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê cần thiết như: Phân tổ thống kê, Bảng thống kê, Đồ thị thống kê.

Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Bao gồm:

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử du ̣ng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.2.2.Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để phân tích tình hình thị trường.

b. Phương pháp so sánh

Được áp dụng để so sánh kết quả và HQKT sản xuất rau an toàn giữa

các nhóm hộ chuyên sản xuất rau an toàn và hộ chuyên sản xuất rau thường, so sánh giữa các nhóm hộ giàu, hộ khá và hộ trung bình trong đầu tư sản xuất.Từ kết quả so sánh chúng tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải pháp phù hợp.

c.Phương pháp hồi quy

Để phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến sản xuất rau an toàn và thu nhập của hộ nông dân, sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng cụ thể là hàm sản xuất Cobb-Douglas (CD) Hàm CD có dạng: Y = AXb11Xb22…Xbn n.ed1ed2edn Trong đó: Y là biến phụ thuộc. Xi là biến độc lập định lượng. Dj là các biến độc lập thuộc tính.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ sản xuất

- Số tuyệt đối: Diện tích, năng suất, sản lượng RAT từ năm (2013-2015) của xã Tứ Xã.

- Số tương đối: So sánh cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng RATqua các năm.

- Số bình quân: Thu nhập bình quân chung của hộ, thu nhập bình quân từ RAT.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross Output): Là toàn bộ giá trị của cải

vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). GO =

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i Qj là sản phẩm thứ j

Trong nông nghiệp giá trị sản xuất ngành trồng trọt là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích trong 1 năm. Đối với các nông hộ sản xuất RAT giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm (chính và phụ) của sản xuất RAT thu được trong 1 năm.

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

Trong đó: Ci: Khoản chi phí thứ i

Trong nông nghiệp chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí: nguyên, nhiên vật liệu, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước…

- Giá trị gia tăng (VA-Value Added): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp MI (Mix Income): Là phần thu nhập thuần thúy của người sản xuất bao gồm cả công lao động và phần lợi nhuận mà hộ hoặc chủ trang trại có thể nhận được trong 1 năm.

MI = VA - (A + L) - T(nếu có)

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định. L lao động thuê ngoài

T là các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước

2.3.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RAT

* Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí: (T GO )

Là chỉ số biểu hiện mối tương quan giữa giá trị sản xuất (GO) với chi phí trung gian (IC) tích trong một quy mô diện tích, trong một chu kỳ sản xuất.

- Công thức tính:

T GO = GO/IC (lần)

Nó thể hiện hiệu quả kinh tế trong đầu tư, biểu hiện ở việc đầu tư một lượng là bao nhiêu để thu được một kết quả nào đó.

* Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí: (TVA )

Là tỷ suất biểu hiện mối tương quan giữa giá trị gia tăng (VA) và lượng chi phí bỏ ra (IC) tích trên một quy mô diện tích trong một chu kỳ sản xuất

- Công thức tính:

Ngoài ra IC, VA lần lượt tính trên 1 kg quả tươi được thu. GO, VA lần lượt tính trên 1kg quả. Bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu khác như :

- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: Tổng giá trị sản xuất/ha (GO/ha)

Giá trị gia tăng/ha (VA/ha) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn

Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động

Tổng giá trị sản xuất/lao động (GO/lđ) Giá trị gia tăng/lao động (VA/lđ)

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI TỨ XÃ 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện Tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Tứ Xã là xã đồng bằng phía nam huyện Lâm Thao. Tứ Xã tiếp giáp với các xã như Sơn Vi, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá, Sơn Dương, Kinh Kệ. Diện tích tự nhiên là 8,29 km2, dân số: 11.436 khẩu/ 2.838 hộ, trong đó nhân khẩu thường trú có mặt là 9.563 khẩu / 2.588 hộ, được phân bổ thành 22 khu dân cư. Xã có đường tránh quốc lộ 32C chạy qua và tỉnh lộ 324B chạy từ Cao Xá qua Tứ Xã đến Bản Nguyên. Trong những năm gần đây kinh tế của địa phương liên tục được phát triển mạnh mẽ, một số nghành nghề như mộc, xây dựng, ấp trứng vịt, chăn nuôi rắn Hổ Mang, trồng rau an toàn, kinh tế trang trại, buôn bán… được chú trọng phát triển tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong địa phương.

Đảng bộ Tứ Xã nhiều năm được công nhận là Đảng bộ , hiện có 483 Đảng viên/ 30 chi bộ, trong đó có 22 chi bộ khu dân cư và 8 chi bộ hành chính sự nghiệp.

Chính quyền nhiều năm được công nhận là đơn vị trong sạch vững mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt từ 6% đến 7%. Tứ Xã hiện có 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia là Đền Xa Lộc và Gò Mun và 2 di tích được xếp hạng văn hóa cấp tỉnh là Miếu Trò, chùa Phúc Trung.

Trước đây xã Tứ Xã bao gồm 10 thôn, như xóm Đoàn Kết, Quyết Tiến, Liên Minh, Xóm Trám, Đời Mới, Thắng Lợi, Thành Công... Ngày nay Tứ Xã được phân làm 22 khu hành chính theo chủ trương Nhà nước nhưng người dân Tứ Xã vẫn hoạt động và dùng tên xóm cổ để phân biệt xóm này với xóm khác.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Tứ Xã mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió theo mùa, mùa hè có gió đông nam và tây nam, mùa đông có gió bắc và gió đông bắc. Với nhiệt độ trung bình là 23 - 240C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.263 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm đạt khoảng 70 - 85%.

Điều kiện khí hậu ở Tứ Xã thích hợp với một số loại cây trồng (lúa, cà chua, rau cải, dưa chuột, dưa lê, chuối, bưởi...). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để xã có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất rau quả, cây thực phẩm, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân của xã.

Đặc điểm thổ nhưỡng

Về cơ bản Tứ Xã có địa hình bằng phẳng nhưng xét kỹ địa hình Tứ Xã gồm các gò đất cao lẫn với vùng phù sa bồi đắp. Từ đặc điểm đó đất đai xã Tứ Xã được chia thành 3 nhóm chính gồm đất cát, đất giây, đất đỏ vàng.

* Nhóm đất Giây

Đất Giây được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa. Chúng biểu hiện đặc tính Giây mạnh ở độ sâu 0-50cm. Đất Giây là loại đất phổ biến nhất ở Tứ Xã, nó phân bố trên các cánh đồng và một số khu vực bằng phẳng như Đoàn Kết; Thắng Lợi; Thành Công. Đất Giây có một đơn vị đất là đất Giây chua.

Đất Giây chua có một phân loại đất phụ là đất Giây chua điển hình. Đất Giây chua điển hình có phản ứng chua (pHKCL: 4,34-4,69). Hàm lượng hữu cơ ở tầng đất mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng chất hữu cơ giảm. Đạm tổng số ở tầng đất mặt khá (0,160%), và càng xuống sâu đạm tổng số càng giảm. Lân tổng số và dễ tiêu ở lớp đất mặt nghèo 0,041% và 2,6 mg/100g đất. Kali

tổng số trung bình; kali dễ tiêu khá. Lượng cation kiềm trao đổi thấp, dung tích hấp thụ (CEC) đạt trên 101đl/100g đất. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình ở tầng mặt, xuống sâu các tầng dưới có thành phần cơ giới cát pha.

* Nhóm đất Đỏ vàng

Đất Đỏ vàng được hình thành trên các loại đá sa thạch. Loại đất này chủ yếu là các gò cao. Điểm đặc biệt ở Tứ Xã là có rất nhiều gò đất, và chủ yếu đân cư sinh sống trên các vùng gò này. Do quá trình bồi đắt của Sông Hồng dần các gò này có có độ cao với vùng bồi đắp không nhiều, các gò nổi như gò Trám, gò Mun, gò Lắc… Hình thái phẫu diện đất thường có màu vàng đỏ, hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.. Đất Đỏ vàng có 1 đơn vị đất là đất Vàng nhạt. Đơn vị đất này cũng chỉ có 1 đơn vị phân loại đất phụ là: Đất vàng nhạt đá lẫn nhiều ở sâu. Loại đất này có phản ứng chua pHKCL: 5,23. Hàm lượng chất hữu cơ nghèo (1,1%) ở lớp đất mặt, càng xuống sâu hơn hàm lượng hữu cơ càng giảm. Đạm tổng số trung bình ở tầng mặt. Kali tổng số trung bình và dễ tiêu nghèo. Lượng canxi và ma-nhê trao đổi thấp. Dung tích hấp thu (CEC) đạt trên 101đl/100g đất ở tất cả các tầng đất. Thành phần cơ giới ở lớp đất mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình.

Hiện tại, đất nông nghiệp của xã Tứ Xã chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số diện tích đất tự nhiên khoảng 530 ha (chiếm tới 62,35%). Trong đó, phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đất cấy lúa khoảng 450 (chiếm tới 52,94% tổng diện tích tự nhiên). Khoảng 50 ha là đất ngập nước được chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại. Khoảng 30 ha hiện tại là sản xuất các loại rau, củ, quả. Hiện tại vùng trồng rau chính của Tứ Xã tập trung tại cánh đồng Màu, Đám Mạ, Gò Mả Giang, Trằm Giằng đã và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Xét về lâu dài các mô hình trồng rau an toàn nếu thành công có thể mở rộng ra không chỉ các vùng đang sản xuất mà còn cho cánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)