Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn theo nhóm hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn theo nhóm hộ

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng rau an toàn cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả sản xuất sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển sản xuất rau an toàn.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC và GO/ công lao động. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.13. Hiệu quả sản xuất rau an toàn của các nhóm hộ

Chỉ tiêu ĐVT Hộ giàu Hộ khá Hộ TB

1. Kết quả sản xuất

GO Nghìn đồng 12.177 9.412 8.144

VA Nghìn đồng 10.177 7.662 6.594

MI Nghìn đồng 8.677 6.562 5.594

2. Hiệu quả sản xuất

* Hiệu quả chi phí

GO/IC Lần 6,09 5,38 5,25

VA/IC Lần 5,09 4,38 4,25

MI/IC Lần 4,34 3,75 3,61

* Hiệu quả sử dụng lao động

GO/công lđ Nghìn đồng 257,81 234,18 221,66

VA/công lđ Nghìn đồng 219,21 205,44 192,33

MI/công lđ Nghìn đồng 196,34 187,18 178,58

So với IC: GO/IC của cá hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo lần lượt là: 6,09; 5,38; 5,25 lần. Mặc dù IC của nhóm hộ khá cao nhất, hộ nghèo thấp nhất nhưng phụ thuộc vào GO của các nhóm hộ khác nhau chính vì vậy GO/IC của hộ khá sẽ được thu GO cao nhất, còn nhóm hộ nghèo thu được giá trị thấp nhất. Sở dĩ có sự khác biệt này do nhóm hộ giàu có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc RAT hơn, họ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách hợp lý giúp cây đạt năng suất cao hơn, còn những hộ khá và trung bình, hộ nghèo do chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất đồng thời vốn đầu tư vào khoa học kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu không hiệu quả, năng suất thấp.

Tính cho một công lao động: GO của nhóm hộ khá đạt 257,81 nghìn đồng/công lđ, nhóm hộ trung bình là 234,18 nghìn đồng/công ld, nhóm hộ nghèo thấp nhất là 221,66 nghìn đồng/công lđ.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất người nông dân phải biết đầu tư có kế hoạch, khai thác triệt để những lợi thế có sẵn: khí hậu, đất đai, nguồn nước hay vấn đề lao động, cơ sở vật chất... Người nông dân không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, khoa học kĩ thuật tiên tiến để phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)