Thực trạng sản xuất rau an toàn tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 57 - 63)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Thực trạng sản xuất rau an toàn tại các hộ điều tra

3.2.6.1.Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Qua bảng ta thấy tuổi của những người phỏng vấn đều nằm trong độ tuổi lao động và với độ tuổi bình quân là 44,8 tuổi thì nhiều người rất có kinh nghiệm trong sản xuất rau. Trình độ văn hoá của những người được phỏng vấn chủ yếu là cấp II (42,2%) và cấp III (52,6%) và ít có sự chênh lệch giữa các hộ.

Bảng 3.7. Đặc điểm của các hộ điều tra

TT Diễn giải ĐVT Chung

Loại hộ Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo 1 Số hộ điều tra Hộ 150 50 50 50 2 Số người được PV là nữ % 40,9 39,3 40,2 43,3

3 Tuổi TB của người PV Tuổi 44,8 41,8 44,5 48,2

4 Trình độ văn hoá Cấp I % 1,63 0 1,8 3,1 Cấp II % 42,2 37,9 42,5 46,1 Cấp III % 52,6 54,8 52,3 50,8 Trên cấp III % 3,6 7,3 3,4 0 5 BQ lao động/hộ Người 1,6 1,7 1,6 1,5 6 Thu nhập từ trồng rau % 80,7 85,7 78,9 77,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bình quân lao động/ hộ là 1,6 người/hộ, với lực lượng lao động chủ yếu trong độ tuổi nên hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu để phát triển sản xuất rau trên địa bàn.

Thu nhập của các hộ chủ yếu từ rau (chiếm 80,7%) vì vậy rau là cây trồng chủ yếu và đem lại nguồn thu chính cho các hộ, các hộ có diện tích trồng rau lớn cũng là những hộ có thu nhập cao, vì vậy các hộ chủ yếu là hộ khá (85,7%), điều này càng thể hiện vai trò của cây rau trong việc nâng cao thu nhập của các hộ.

3.2.6.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra

Bảng 3.8. Diện tích đất trồng rau an toàn của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo Bình quân SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) Diện tích gieo trồng 824,5 100 621,0 100 534,7 100 660,1 100 - Rau ăn lá 308,8 37,45 226,7 36,51 189,3 35,41 241,6 36,60 - Rau ăn củ 191,8 23,26 232,8 37,48 193,7 36,23 206,1 31,23 - Rau ăn quả 323,9 39,29 161,5 26,01 151,6 28,36 212,4 32,17

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.8 cho ta thấy diện tích bình quân trồng rau an toàn của các hộ là 660,1 m2 trong đó diện tích trồng RAT lớn nhất là hộ khá với diện tích gieo trồng đạt 824,5 m2 thấp nhất là hộ trung bình với diện tích là 534,7 m2. Rau ăn lá chiếm diện tích lớn nhất bình quân đạt 241,6 m2 tiếp đến là rau ăn quả với diện tích là 212,4 m2 cuối cùng là rau ăn củ với diện tích là 206,1 m2.

3.2.6.3. Tình hình đầu tư trong sản xuất rau an toàn

*Chi phí đầu tư rau an toàn theo nhóm hộ điều tra

Nhìn chung tình hình sản xuất rau an toàn ở xã Tứ Xã đang có những chuyển biến tốt theo cơ chế thị trường, đặc biệt là chính sách dồn đổi ruộng đất cho nông dân của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra môi trường thuận lợi cho người nông dân vươn lên chủ động trong sản xuất, sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách thay thế cây trồng kém hiệu quả bằng các cây trồng có HQKT cao.

Bảng 3.9. Chi phí sản xuất 1 sào (360m2)/năm rau an toàn

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bình quân 1. Chi phí trung gian (IC)

Giống 1100 950 800 950 Phân chuồng 300 300 250 283,33 Phân hóa học 400 300 200 300 Thuốc bảo vệ thực vật 200 200 300 233,33 2. Chi phí lao động 1500 1100 1000 1200 3. Tổng 3500 2850 2550 2966,66

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Theo số liệu tính toán được, trong chi phí sản xuất rau an toàn gồm các hạng mục chủ yếu đó là chí phí về giống, chi phí về phân bón và quan trọng hơn cả là chi phí về nhân công trong đó chi phí nhân công chiếm tỷ lệ khá cao vì giá ngày công lao động hiện tại là rất cao.

Chi phí đầu tư cho 1 sào sản xuất rau an toàn với hộ khá là 3500 nghìn đồng, hộ trung bình là 2850 nghìn đồng, của hộ nghèo là 2550 nghìn đồng. Trong đó chi phí nhân công lao động là lớn nhất với chí phí bình quân là 20500 nghìn đồng.

Ngoài ra, nếu so sánh về chi phí lao động giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch rõ ràng. Để sản xuất 1 sào sản xuất chủ yếu vào những công việc như làm đất, làm cỏ, trồng, tưới, phun thuốc, thu hoạch…. thì chi phí bình quân của mỗi hộ là 1200 nghìn đồng trong đó hộ khá là 1500 nghìn đồng, hộ trung bình là 1100 nghìn đồng, hộ nghèo là 1000 nghìn đồng. Như vậy, ta có thể nhận thấy rõ một điều tổng chi phí đầu tư của hộ khá là lớn nhất cả về chi phí trung gian lẫn chi phí lao động.

*Chi phí đầu tư rau an toàn theo nhóm cây trồng

Chi phí đầu tư rau an toàn theo loại cây trồng tại các hộ nghiên cứu trên địa bàn xã Tứ Xã được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.10. Chí phí đầu tư rau an toàn theo loại cây trồng

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Rau ăn lá Rau ăn quả Rau ăn củ Bình quân 1. Chi phí trung gian (IC)

Giống 890 970 990 950 Phân chuồng 315 295 240 283,33 Phân hóa học 350 300 250 300 Thuốc bảo vệ thực vật 350 200 150 233,33 2. Chi phí lao động 1250 1150 1200 1200 3. Tổng 3155 2915 2830 2966,66

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.10 ta thấy chi phí sản xuất rau an toàn theo chủng loại cây trồng cao nhất là rau ăn lá với tổng chi phí là 3155 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau ăn quả là 2915 nghìn đồng/sào; rau ăn củ là 2830 nghìn đồng/sào.

Bên cạnh đó nếu chỉ tính chi phí trung gian cao nhất là rau ăn lá với chi phí sản xuất một sào là 1905 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau ăn quả1765 nghìn đồng /sào, rau ăn củ là 1630 nghìn đồng/ sào.

Ngoài ra đối với từng loại cây trồng thì cần có một cách thức chăm sóc khác nhau. Để sản xuất một sào rau ăn lá cần bỏ ra 1250 nghìn đồng tiền chi phí lao động, trong đó chi phí trồng một sào rau ăn quả là 1150 nghìn đồng, rau ăn củ là 2830 đồng

3.2.6.4. Kết quả và thu nhập từ sản xuất rau an toàn

* Kết quả sản xuất rau an toàn theo nhóm hộ

Đối với người nông dân trồng rau an toàn để có thu nhập từ vườn rau của mình là cả một một quá trình với không biết bao nhiêu mồ hôi công sức chi phí cả những sự biến động rủi ro từ thị trường, tự nhiên.

Giữa các nhóm nhóm hộ việc đầu tư cho sản xuất khác nhau thì kết quả của quá trình sản xuất ra sản phẩm rau an toàn cũng có sự khác biệt.

Bảng 3.11. Kết quả sản xuất rau an toàn của các nhóm hộ điều tra (tính trên 1 sào cho thu hoạch)

ÐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bình quân

GO 12.177 9.412 8.144 9.911

VA 10.177 7.662 6.594 8.144

MI 8.677 6.562 5.594 6.944

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng số liệu cho ta thấy các chỉ số thể hiện sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với giá trị sản xuất trung bình đối với hộ khá là 12.177 nghìn đồng, hộ trung bình là 9.412 nghìn đồng, hộ nghèo là 8.144 nghìn đồng.

Giá trị gia tăng trong sản xuất rau an toàn trung bình đạt 8.144 nghìn đồng/ sào. Giá trị gia tăng trong sản xuất RAT cao nhất đối với hộ khá là 10.177 nghìn đồng thấp nhất là hộ nghèo là 6.594 nghìn đồng.

Thu nhập hỗn hợp của các về sản xuất RAT đạt tương đối cao so với sản xuất rau thường trung bình là 6.944 nghìn đồng. Trong đó thu nhập của hộ khá là 8.677 nghìn đồng; hộ trung bình là 6.562 nghìn đồng; hộ nghèo là 5.594 nghìn đồng.

Nhìn chung trong ba nhóm hộ điều tra hộ khá đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, hộ nghèo thấp nhất, nguyên nhân do có sự đầu tư về chi phí của

nhóm hộ này là cao nhất do vậy năng suất bình quan cao hơn hẳn đồng thời chất lượng sản phẩm tươi đẹp hơn nên giá bình quân cao hơn.

Hộ nghèo là những hộ khó khăn về cả vốn đầu tư ban đầu lẫn cơ sở vật chất vì vậy giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp thấp hơn so với hộ khá và hộ trung bình.

* Kết quả sản xuất rau an toàn theo loại cây trồng

Bảng 3.12. Kết quả sản xuất rau an toàn theo nhóm cây trồng (tính trên 1sào cho thu hoạch)

ÐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Rau ăn lá Rau ăn quả Rau ăn củ Bình quân

GO 10.214 9.772 9.747 9.911

VA 8.309 8.007 8.117 8.144

MI 7.059 6.857 6.917 6.944

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Thống kê kết quả nghiên cứu tại bảng 3.12 cho thấy, tổng giá trị sản xuất bình quân của các hộ nông dân trong vùng nghiên cứu sản xuất rau an toàn loại rau ăn lá là 10.214 nghìn đồng; rau quả là 9.772 nghìn đồng; rau ăn củ là 9.747 nghìn đồng.Sự chênh lệch này là do yếu tố diện tích đất và mức độ thâm canh các loại cây trồng của các hộ có sự khác nhau.

Về chỉ tiêu giá trị gia tăng đối với từng loại cây trồng có giá trị gia tăng khác nhau. Giá tăng của 1 sào rau ăn lá là 8.309 nghìn đồng; 1 sào rau ăn quả là 8.007 nghìn đồng; 1 sào rau ăn củ là 8.117 nghìn đồng.

Đối với chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp trung bình đối với sản xuất rau an toàn đạt 6.944 nghìn đồng. Thu nhập hỗn hợp cao nhất là rau ăn lá là 7.059 nghìn đồng; thấp nhất là rau ăn quả là 6.857 nghìn đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã tứ xã, huyện lâm thao tỉnh phú thọ (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)