Các bước cơ bản chuẩn bị tiệc Personal Event

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quy trình phục vụ tiệc personal event và quy trình chuẩn bị vật dụng tại gem center​ (Trang 32)

3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật

1.3.3. Các bước cơ bản chuẩn bị tiệc Personal Event

Tính chất tiệc Personal Event khá quen thuộc với mỗi chúng ta, các bữa tiệc cá nhân luôn diễn ra xung quanh chúng ta, bắt đầu từ các mối quan hệ đến các lời chúc, lời động viên từ mọi người đến từng cá nhân đặc biệt trong buổi tiệc ấy. Vì thế, để mọi thứ sinh động vả gây ấn tượng với mọi người, chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ và hoàn chỉnh các bước sau:

Bước 1: Xác định thời gian tổ chức tiệc

Rõ ràng mong muốn của bạn là buổi tiệc sẽ có nhiều khách mời tới tham dự, vậy điều quan trọng trước tiên là xác định ngày giờ diễn ra sự kiện. Cố gắng lựa chọn những ngày không quá gần các ngày lễ hoặc có những sự kiện hấp dẫn khác

diễn ra cùng thời điểm. Ngày tổ chức cũng cần tránh xa các ngày dành cho gia đình như dịp Giáng sinh hay lễ Tết, bởi lẽ thời gian đó, lượng khách tham dự sẽ giảm xuống rất nhiều.

Bước 2: Xác định chủ đề tiệc

Sau khi định ngày tổ chức, bạn cần quyết định chủ đề của buổi tiệc là gì. Có một chủ đề cụ thể ngay từ đầu sẽ giúp các bước còn lại trở nên dễ dàng hơn. Sau tất cả, đưa ra chủ đề cho buổi tiệc sẽ giúp cắt giảm được rất nhiều chi tiết rườm rà, đơn giản vì chúng không phù hợp với chủ đề đó. Mọi người thường thích những chủ đề sáng tạo và sẽ ăn mặc để phù hợp với chủ đề. Hãy cố gắng để các khách mời đều thích chủ đề đó và nếu chủ đề yêu cầu phải có phục trang đặc biệt, hãy đảm bảo việc mọi người có đủ thời gian chuẩn bị chúng.

Bước 3: Ngân sách

Cách nhanh nhất để giết chết niềm hứng thú của mọi Event Planner chính là vấn đề vượt ngân sách. Bởi vậy, phần còn lại của các bước lên kế hoạch tổ chức sẽ phải xoay quanh những gì ngân sách có thể giải quyết được. Ví dụ nên cắt giảm chi phí cho phần ăn uống nếu như chú trọng vào trang trí. Tự làm các đồ trang trí đơn giản thay vì thuê dịch vụ, sử dụng nhạc ghi sẵn thay vì thuê band nhạc sống, v.v… Nên có nhiều phương án để cắt giảm chi phí trong trường hợp cần thiết.

Bước 4: Địa điểm, địa điểm, địa điểm

Điều thứ hai quan trọng sau thời gian là địa điểm. Một điểm mấu chốt khi lựa chọn địa điểm là vấn đề thời tiết. Một địa điểm phù hợp có thể làm nên bữa tiệc đáng nhớ hoặc phá hỏng toàn bộ công sức của bạn. Cũng cần phải cân nhắc về số lượng khách mời sẽ tham dự, địa điểm có phù hợp với chủ đề của tiệc hay không, và địa điểm đó cho phép khách mời làm những hoạt động gì.

Bước 5: Danh sách khách mời

Dù là kiểu không gian tổ chức nào thì cũng có giới hạn một lượng khách mời nhất định mà bạn có thể mời tới. Bởi vậy, kiểm tra xem không gian có sức chứa bao nhiêu người là việc rất quan trọng. Ngoài ra, cũng sẽ có sự khác biệt về sức chứa nếu trong buổi tiệc, mọi người thường tụ tập thành những nhóm nhỏ hay tập trung thành một nhóm lớn đông đúc. Sẽ có thể mời được nhiều khách hơn nếu không gian cho phép tạo thành các nhóm nhỏ bên cạnh các nhóm lớn.

Bước 6: Mời khách

Khi đã quyết định danh sách khách mời, tiếp đến bạn cần mời họ. Lời lẽ mời có thể phụ thuộc loại hình của buổi tiệc. Ví dụ với tiệc cưới, lời mời sẽ trang trọng hơn là mời tới dự tiệc sinh nhật. Với những người không muốn lãng phí ngân sách cho việc in ấn thiệp mời bằng giấy, có thể sử dụng thư mời qua email hoặc thậm chí là thông qua sự kiện trên facebook.

Bước 7: Đồ ăn và âm nhạc

Cách dễ nhất để phá hỏng một bữa tiệc là sử dụng âm nhạc nhạt nhẽo và đồ ăn không ngon miệng. Khi lên thực đơn tiệc, bạn hãy chú ý đến cả những khách mời đang ăn kiêng hoặc ăn chay, chế độ ăn riêng cho trẻ em để chuẩn bị cho khách mời những lựa chọn đa dạng, làm vừa lòng cả những người khó tính nhất. Cũng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn thuê riêng 1 đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về ăn uống, các band nhạc và DJ chuyên nghiệp. Nếu muốn mọi người hài lòng, cách tốt nhất là khiến họ nhảy nhót, lắc lư theo những giai điệu hay, trò chuyện vui vẻ và ra về với một cái bụng no.

Bước 8: Đồ uống

Cần chú ý đến độ tuổi của các khách mời trước khi mời họ tới tham dự tiệc. Nếu mọi người đều trên 21 tuổi, bạn có thể chuẩn bị các đồ uống có cồn. Nếu đó là buổi tiệc dành cho đại gia đình vào buổi tối, bạn nên thuê riêng một Bartender. Hãy đảm bảo có cả những đồ uống không cồn bởi sẽ có trẻ em và những khách hàng không uống được bia rượu vì các lý do đặc biệt.

Bước 9: Tạo không khí vui vẻ

Vấn đề đau đầu nhất với các Event Planner là làm sao để khách mời tận hưởng bữa tiệc vui vẻ nhất. Hãy thử lên danh sách những hoạt động yêu thích của từng đối tượng khách mời có mặt trong buổi tiệc và chuẩn bị. Có sẵn những khu vực vui chơi cho thiếu nhi, các hoạt động tương tác trong buổi tiệc như karaoke, game tương tác, và khuấy động khán giả để họ tham gia cùng với bạn. Nếu họ nhìn thấy không khí vui vẻ của buổi tiệc, họ sẽ không ngại ngần tham gia để chung vui.

Bước 10: Dọn dẹp sau khi tiệc kết thúc

Mặc dù trách nhiệm của một Event Planner là phải quản lý mọi thứ dù nhỏ nhất trong buổi tiệc nhưng tốt nhất bạn hãy tự thưởng cho mình sau cả quá trình mệt

mỏi bằng cách thuê dịch vụ dọn dẹp. Để tổ chức một buổi tiệc hoành tráng sẽ khiến bạn kiệt sức và sẽ không hề vui tí nào khi phải tự mình thu dọn bãi chiến trường.

Với các bước thực hiện để có một bữa tiệc Personal Event hoàn chỉnh sẽ là một điều khó khăn với nhiều người trong số chúng ta. Vì thế, các Trung tâm tổ chức sự kiện lẫn các Nhà hàng sẽ là điểm tựa và nơi để giúp mọi người có một bữa tiệc vui vẻ và đáng nhớ.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH PHỤC VỤ TIỆC PERSONAL EVENT VÀ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VẬT DỤNG TẠI GEM CENTER 2.1. Giới thiệu tổng quan về Gem Center

2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Gem Center

Nguồn: PQC Hospitality Hồ Sơ Năng Lực

Gem Center được thành lập vào năm 2014 tại TPHCM, nằm ngay trung tâm thành phố, là nơi thuận tiện để phát triển loại hình kinh doanh hội nghị, sự kiện. Tiêu biểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại bậc nhất trong các cơ sở tổ chức tiệc.

Với ý tưởng thành lập một Trung tâm tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, sang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, hai ông Nguyễn Hữu Phú và Nguyễn Hữu Quý đã tạo dựng nên thương hiệu Gem Center với mong muốn mang đến cho khách hàng những không gian riêng biệt và độc đáo.

Vị trí: số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 2.1 Vị trí Gem Center trên bản đồ

Nguồn: Google Map

Với tinh thần không ngừng sáng tạo và đổi mới, Gem Center mang đến cho khách hàng của mình không gian đa chức năng cho mọi loại hình sự kiện. Gem Center được xem là đại điểm có không gian sảnh dành cho sự kiện lớn nhất nằm ngay tại khu vực trung tâm của quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Được đầu tư hệ thống ghế nhà hát di động duy nhất hiện nay, thang máy vận chuyển đưa được ô tô vào tất cả các sảnh, thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng dàn móc treo bên trên toàn bộ hệ trần với tải trọng cao để treo, móc cùng lúc nhiều vất nặng.

Gem Center đã trở thành một địa điểm có khả năng biến hóa vô cùng linh hoạt cho mọi ý tưởng dàn dựng sự kiện.

Gem Center có thể là phòng hội thảo cho cả tập đoàn, là phòng triển lãm, là không gian choáng ngộp cho dạ tiệc cả ngàn khách, là sân khấu âm nhạc sôi động hay sàn diễn thời trang hoành tráng.

Sau hơn 3 năm hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2014 đến nay, Gem Center đã khẳng định được vai trò và vị trí của mình qua kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 đến cuối năm 2016 như sau sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Gem Center từ năm 2014 đến cuối năm 2016.

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỉ lệ % Giá trị Tỉ lệ % 1 Doanh thu thuần 85.712 88.000 102.574 2.288 2.67 14.574 16.56 2 Chi phí 65.312 66.616 73.285 1.304 1.99 6.669 10.01 3 Lợi nhuận 20.400 21.384 29.289 0.984 4.82 7.91 36.97 4 LN/DT 23,79% 24,3% 28,55% - 0,51 - 4,25

Nguồn: Phòng kinh doanh

Từ số liệu kết quả hoạt động kinh doanh ở bảng trên, ta có sơ đồ kết quả hoạt động kinh doanh tại Gem Center như sau:

0 20 40 60 80 100 120

Doanh thu thuần Chi phí Lợi nhuận

T riệ u đồ ng Chỉ tiêu

Sơ đồ2.1 Sơ đồ kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2014-2017) tại GEM Center

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Gem Center, nhận thấy:

Về doanh thu thuần: Doanh thu năm 2015 tăng 2.288 (triệu đồng) so với năm 2014 tương đương 2,67%. Doanh thu năm 2016 tăng 14,574 so với năm 2015 tương đương 16,56%. Có thể dễ dàng thấy, thời gian đầu Gem thành lập, doanh thu tăng không đáng kể. Tuy nhiên sau khi đã gia nhập thành công vào thị trường, Gem Center đã hoạt động rất có hiệu quả., doanh thu thuần tăng đáng kể từ năm hoạt động thứ 3 (2016)

Về chi phí: Chi phí năm 2015 tăng 1.304 (triệu đồng) tương ứng 1,99% so với năm 2014, chi phí năm 2016 tăng 6,669 (triệu đồng) tương ứng 10,01% so với năm 2015. Tuy chi phí có tăng liên tục sau 2 năm, nhưng nhìn chung mức tăng doanh thu nhiều hơn đáng kể so với mức tăng chi phí, chứng tỏ rằng Gem Center sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.

Sau khi phân tích, có thể thấy, tuy chỉ mới thành lập không lâu, nhưng Gem Center đã có quá trình khởi đầu khá tốt. Chỉ sau 1 năm hoạt động, doanh thu tăng đáng kể, hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tốt. Có thể đoán được, trong tương lai, Gem Center sẽ có những bước tiến mới cũng như sự tăng trưởng về hiệu quả kinh doanh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và các bộ phận tại Gem Center

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức của tập đoàn PQC

Nguồn: PQC Hospitality Hồ sơ năng lực

Trong mảng PQC Convention bao gồm Gem Center, White Palace và W Gourmet. Sau đây là cơ cấu tổ chức của PQC Convention với các khối, phòng thiết yếu và hiện đại.

Sơ đồ 2.3 Cơ cấu tổ chức PQC Convention

Nguồn: Phòng Nhân sự Khối vận hành (Operation):

- Bộ phận F&B: Tổ chức phục vụ tiệc, hội nghị, ăn uống cho khách hàng, phục vụ các dịch vụ ăn uống, tổ chức sắp xếp bàn ghế theo yêu cầu của khách, phối hợp với bộ phận bếp, kỹ thuật chuẩn bị cho tiệc, hội nghị theo hợp đồng

- Bộ phận Trang trí: Trang trí sân khấu, sảnh tiệc, chuẩn bị hoa trang trí theo chủ đề tiệc, phụ trách sáng tạo thêm nhiều kiểu mẫu sinh động, tạo không gian tươi mát cho toàn khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch tiết kiệm, tận dụng nguồn hoa để phục vụ cho công tác tổ chức tiệc.

- Bộ phận Chương trình: Là bộ phận hoạt động riêng lẻ, với chức năng chính là phục vụ các chương trình phụ họa cho chương trình tiệc thêm sinh động và chuyên nghiệp, bộ phận này bao gồm các thành viên trực tiếp tham gia dàn dựng, xây dựng và sáng tạo cho các chương trình. Có nhiêm vụ phối hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật thực hiện chương trình trực tiếp trong mỗi tiệc.

- Bộ phận Kỹ thuật: Có trách nhiệm sửa chữa, bảo quản các trang thiết bị bên trong nhà hàng cũng như thực hiện định kỳ chương trình bảo quản. Tổ chức

lắp đặt sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho các tiệc, hội nghị theo yêu cầu.

- Bộ phận Lễ tân: Là trung tâm cầu nối giữa khách hàng và nhà hàng, tham mưu, trợ giúp cho nhà hàng, thể hiện bộ mặt tích cực của nàh hàng. Có nhiệm vụ tiếp đón khách, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng. Đem lại những ấn tượng tốt đẹp từ ban đầu đối với khách hàng.

- Bộ phận Bếp: là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ nấu các món ăn phục vụ cho khách, thiết kế menu, đặt hàng nguyên liệu thực phẩm, xác định chi phí các món ăn, sáng tạo các món ăn làm đa dạng thực đơn.

- Bộ phận Housekeeping: Chức năng và nhiệm vụ chuyên trách các vấn đề vệ sinh, đảm bảo vệ sinh khu vực nhà hàng, các sảnh tiệc, phòng ban, cũng như phụ trách vấn đề vệ sinh sạch sẽ khu vực toilet của khách và nội bộ, giữ gìn vộ sinh các các vật dụng trang trí...

- Bộ phận Stewarding: vệ sinh các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ phục vụ ăn uống cho khách.

Khối kinh doanh: Thực hiện phụ trách các mảng công tác của phòng kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu thị trườngvà các đối thủ cạnh tranh, làm công tác thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Khối hành chính nhân sự: Thực hiện nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, ban hành các thể chế quản lý, điều hành quy chế làm việc, kỷ luật. Chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động trong công ty, tuyển dụng lao động khi các bộ phận trong công ty có nhu cầu bổ sung thêm nguồn nhân lực.

Khối tài chính kế toán: kiểm soát doanh thu, lợi nhuận, quyết định các chiến lược về tài chính, tổng hợp các loại chi phí phục vụ kinh doanh và tính toán riêng cho từng loại dịch vụ nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận và toàn công ty. Lập báo cáo tài chính, cân đối tài sản theo từng tháng, quý, năm. Phân tích sự biến động của tài sản để báo cáo lên Ban giám đốc.

Sơ đồ 2.4 Vị trí chức vụ của Bộ phận F&B

Nguồn: Phòng Nhân Sự

Chức năng của từng vị trí chức vụ:

- F&B Manager: Điều hành toàn bộ công việc của bộ phận F&B, hoạch định ra hướng phát triển sắp tới của cả bộ phận, đôn đốc nhân viên của mình để có thể định ra phương hướng phát triển trong tương lai.

- Deputy F&B Manager: Thừa hành mẹn lệnh của F&B General Manager, thay mặt F&B General Manager giải quyết các vấn đề của bộ phận F&B khi F&B General Manager vắng mặt

- F&B Area Manager: Điều hành toàn bộ công việc trong khu vực quản lý (tầng), nhận nhiệm vụ trực tiếp từ các quản lý cấp cao hơn, tiến hành công việc trên cơ sở sắp xếp, bố trí nhân viên hoàn thành công việc được giao. Là nhiệm vụ truyền tải mọi thông tin từ Ban giám đốc cũng như lấy ý kiến đóng

lên cấp trên cũng như truyền tải những kế hoạch một cách chi tiết các cấp cao hơn. Trực tiếp làm việc và giải quyết mọi vấn đề của khách hang trong khu vực quản lý và phạm vi quyền hạn của mình.

- F&B Supervisor: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ F&B Area Manager, sau đó điều hành, phổ biến trực tiếp xuống nhân viên. Kết hợp với các bộ phận khác để hoàn thành công việc. Luôn giám sát chặt chẽ quá trình làm việc của nhân viên, theo dõi kết quả và khả năng làm việc của nhân viên để kịp thời đôn đốc, sửa chữa. Báo cáo kịp thời và thường xuyên tiến độ công việc cho cấp trên để kịp thời có hướng xử lý khi xảy ra sự cố.

- Team Leader: Là nhóm trưởng nhóm nhân viên phục vụ, có kinh nghiệm và kỹ năng cao, hướng dẫn các nhân viên phục vụ khác trong các hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quy trình phục vụ tiệc personal event và quy trình chuẩn bị vật dụng tại gem center​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)