5. Bố cục của luận văn
2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quản
lý thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố
Sử dụng bảng câu hỏi điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu phí và lệ phí.
Các câu hỏi liên quan đến đánh giá của doanh nghiệp, người dân về quản lý thu phí và lệ phí:
- Hoạt động tuyên truyền về phí và lệ phí trên địa bàn. - Sự hài lòng của người dân đối với cán bộ thu phí và lệ phí. - Tính minh bạch trong quá trình thu phí và lệ phí.
(Xem chi tiết ở Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02)
Các câu hỏi liên quan đến các cán bộ quản lý thu phí và lệ phí:
- Trình độ của cán bộ thu phí và lệ phí.
- Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý, lãnh đạo. - Cơ sở vật chất ngành.
- Chính sách phí và lệ phí.
- Tình hình kinh tế và mức sống của người dân. - Thể chế, chế tài xử phạt của nhà nước.
- Ý thức chấp hành pháp luật phí và lệ phí. (Xem chi tiết Phụ lục số 03)
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Thái Nguyên
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Thái Nguyên là một đơn vị thành phố trực thuộc cấp tỉnh và là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thái Nguyên. So với các thành phố thuộc khu trung du miền núi phía bắc, thành phố Thái Nguyên là một thành phố lớn nhất khu vực này với diện tích 170,7 km2, dân số 306.842 người, mật độ 1.797,1 người/km2 (tính đến năm 2016).
Thành phố Thái Nguyên được xem là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thành phố Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình. Hiện nay, thành phố Thái Nguyên có có 27 xã, phường trong đó có 8 xã và 19 phường.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời, có khu Gang Thép Thái Nguyên - cánh chim đầu đàn ngành thép Việt Nam. Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú (với mỏ than Khánh Hòa), có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc...
Đặc biệt, thành phố Thái Nguyên còn là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp so với cả nước. Tại thành phố, các cụm trường đại học Thái Nguyên, cùng các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp lâu đời, tạo nguồn nhân lực có năng lực, trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Trên địa bàn thành phố có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp về khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liêu xây dựng, hàng tiêu dùng... Có nhiều nhà máy Xi măng công suất lớn đã và đang được tiến hành xây dựng. Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.
Năm 2016, GDP đầu người đạt 80 triệu đồng, bứt phá lớn so với năm năm 2011, thành phố Thái Nguyên đạt GDP đầu người đạt 37 triệu đồng, thu ngân sách đạt 960 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 3.015 tỷ đồng.
Thành phố Thái Nguyên mang dáng vẻ của một thành phố vùng trung du miền núi phía Bắc, một thành phố bên sông Cầu. Điều đó đã được thể hiện qua các công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên... Thêm vào đó là các công trình mới như: Tòa nhà Đông Á, Tháp Victory, Chợ Thái,Tòa nhà Sao Việt, Tòa nhà Sea Gull, Tòa nhà New Day, các khu đô thị mới,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một phong cách riêng, không giống bất kỳ một thành phố nào. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉnh tranh đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Tháp đôi
Trung tâm thương mại Thái Nguyên, Khu đô thị Xương Rồng, Khu đô thị mới hai bờ sông Cầu, Khu đô thị Hoàng Văn Thụ và Đường Bắc Sơn, TT- tổ hợp thương mại, Intelligent city. Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.
3.1.2. Các đơn vị hành chính tại thành phố Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên bao gồm 27 đơn vị hành chính, trong đó:
19 phường bao gồm: Cam Giá, Đồng Quang, Gia Sàng, Hương Sơn, Quán Triều, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Phú Xá, Quang Vinh, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành, Tân Thịnh, Thịnh Đán, Tích Lương, Trung Thành, Trưng Vương, Túc Duyên.
8 xã bao gồm: Cao Ngạn, Đồng Bẩm, Phúc Hà, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Quyết Thắng, Tân Cương, Thịnh Đức.
3.2. Thực trạng về công tác quản lý thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Thực trạng về công tác lập dự toán thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên Thái Nguyên
Lập dự toán thu NSNN do UBND các cấp có trách nhiệm lập và trình lên HĐND các cấp phê duyệt. Việc lập dự toán thu NSNN sẽ do những cán bộ phụ trách thu NSNN cùng phòng tài chính - kế hoạch các cấp tham mưu giúp UBND các cấp lập dự toán. Công tác lập dự toán thu NSNN hàng năm sẽ bao gồm dự toán thu thuế, thu từ phí, lệ phí, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, thu từ viện trợ… Do vậy, toàn bộ các bước lập dự toán thu phí và lệ phí cũng chính là các bước lập dự toán thu NSNN, nhưng chi tiết về dự toán thu phí, lệ phí cũng có đặc thù riêng. Cụ thể như sau:
3.1.1.1. Phương pháp lập dự toán
Việc lập dự toán thu phí, lệ phí của thành phố Thái Nguyên (giống như lập dự toán thu NSNN) sử dụng phương pháp lập dự toán Ngân sách Nhà
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Bước 5 Bước 7
ớc
Bước 6
nước tổng hợp kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên. Cụ thể, đây là phương pháp lập dự toán xuất phát từ kế hoạch Ngân sách cấp trên giao và kế hoạch Ngân sách cấp cơ sở, từ các đơn vị cơ sở sử dụng Ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng xã, phường (sau đây gọi là đơn vị), các đơn vị này sẽ lập dự toán của đơn vị mình, sau đó từng đơn vị sẽ gửi dự toán của đơn vị mình về phòng TC-KH Thành phố. Căn cứ vào dự toán Ngân sách của các đơn vị và kế hoạch Ngân sách trên giao, phòng TC-KH thành phố Thái Nguyên sẽ tổng hợp và xây dựng dự toán NS của thành phố, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
* Các bước lập dự toán thu phí và lệ phí ở thành phố Thái Nguyên như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình lập dự toán thu phí và lệ phí tại thành phố Thái Nguyên
Cụ thể các bước lập dự toán như sau:
Bước 1: Nhận kế hoạch lập dự toán và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN của Trung ương, của tỉnh Thái Nguyên.
Bước 2: Phòng TC-KH gửi yêu cầu lập dự toán tới các đơn vị.
Bước 3: Các đơn vị gửi nhu cầu và dự toán thu của mình về Phòng TC-KH
Bước 4: Phòng TC-KH thu thập, tổng hợp toàn bộ báo cáo làm căn cứ phân bổ dự toán cho các đơn vị.
Bước 5: Phòng TC-KH phối hợp với phòng Tài nguyên & Môi trường, cơ quan Thuế tổ chức phù hợp với dự toán cấp tỉnh Thái Nguyên giao cho.
Bước 6: Trình UBND thành phố Thái Nguyên, thông qua HĐND thành phố Thái Nguyên ban hành Nghị quyết, quyết định giao dự toán đầu năm cho các cơ quan, đơn vị, các xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Bước 7: Gửi quyết định giao dự toán cho các đơn vị, đồng thời gửi một bộ cho cơ quan Kho bạc Nhà nước, cơ quan Thuế để phối hợp thực hiện kiểm soát thu - chi của các đơn vị.
Ưu điểm: Theo phương pháp này dự toán thu ngân sách của các đơn vị địa phương nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng sát với tình hình thực tế của địa phương, tạo được sự chủ động địa phương, việc lập dự toán xuất phát từ nhu cầu, tình hình của từng địa phương.
Nhược điểm: Việc lập dự toán xuất phát từ yêu cầu chính đáng của địa phương nhưng nhiều khi không hợp lý bởi không tính toán được chính xác nguồn thu tổng thể. Mặt khác mỗi địa phương khác nhau thì trình độ, nhận thức, năng lực của cán bộ lập dự toán cũng khác nhau, dẫn đến chất lượng dự toán không đồng đều, nhiều trường hợp địa phương sẽ cố tình làm tăng dự toán cho địa phương khiến chất lượng dự toán Ngân sách không được cao, gây ra sự khó kiểm soát cho cấp trên.
3.1.1.2. Các cơ quan, ban ngành tham gia lập dự toán
Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên ban hành dự thảo kế hoạch báo cáo UBND tỉnh quyết định phân bổ giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách cho Thành phố Thái Nguyên. Dựa vào đó UBND Thành phố Thái Nguyên chỉ đạo Phòng TC-KH thành phố là cơ quan chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, phòng Tài nguyên & Môi trường và UBND các xã, phường để lập dự toán đầu năm. Cơ quan thuế là Chi cục thuế Thành phố - đơn vị trực tiếp chịu sự phân công của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên về thu Ngân sách trên địa bàn thành phố. Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm tổng hợp để có được số thu về diện tích đất ở cũng như đất công ích trên địa bàn thành phố. UBND các xã,
phường căn cứ chỉ tiêu giao nhiệm vụ thu, chi Ngân sách của địa phương mình lập kế hoạch báo cáo UBND Thành phố qua Phòng TC-KH. Phòng TC- KH có vai trò tổng hợp trong việc lập dự toán này.
Các khoản thu trong dự toán Ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các quy định của pháp luật về thu Ngân sách.
c. Dự toán thu Ngân sách Nhà nước hàng năm
Dự toán tổng số thu phí và lệ phí hàng năm được thể hiện qua các bảng số liệu 3.1 sau đây:
Bảng 3.1: Phê chuẩn dự toán thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Thông báo số kiểm tra dự toán Phê chuẩn phân bổ dự toán Thông báo số kiểm tra dự toán Phê chuẩn phân bổ dự toán Thông báo số kiểm tra dự toán Phê chuẩn phân bổ dự toán 1 Lệ phí trước bạ 95.000 96.000 104.000 105.000 118.500 120.000 2 Phí và lệ phí khác 5.800 6.000 5.000 5.000 6.000 6.000 Tổng cộng 100.800 102.000 109.000 110.000 124.500 126.000
(Nguồn: Nghị quyết phân bổ dự toán thu NSNN tỉnh Thái Nguyên, năm 2014-2016)
Nhận xét:
Hàng năm, dựa trên nhiệm vụ, chỉ tiêu Bộ Tài chính, UBND tỉnh giao cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế của thành phố và các chính sách liên quan đến quản lý phí, lệ phí, UBND thành phố lập dự toán số thu phí, lệ phí.
Nhìn chung dự toán thu phí và lệ phí có xu hướng tăng, việc này chứng tỏ UBND thành phố Thái Nguyên thực hiện đúng cơ chế khoán số thu năm sau phải cao hơn năm trước và đảm bảo nuôi dưỡng nguồn thu cho NSNN. Số thu từ phí và lệ phí được phê chuẩn hàng năm không thay đổi nhiều so với số thông báo kiểm tra dự toán, một mặt cho thấy UBND thành phố Thái Nguyên đã tuân thủ việc lập dự toán thu đúng với hướng dẫn của cấp trên. Nhưng mặt khác phản ánh lập dự toán thu phí, lệ phí của UBND thành phố khá cứng nhắc, chưa mang tính tự chủ, độc lập trong hoạt động lập dự toán.
Bảng số liệu 3.2 dưới đây sẽ cho ta thấy hoạt động lập dự toán phí và lệ phí qua các năm từ năm 2014 đến năm 2016 như sau:
Bảng 3.2: Dự toán thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016 ĐVT: Triệu đồng S TT Nội dung Dự toán thu phí, lệ phí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Giá trị Giá trị Tăng/giảm so với năm trước (%) Giá trị Tăng/giảm so với năm trước (%) 1 Lệ phí trước bạ 96.000 105.000 9,3 120.000 14,28 2 Phí và lệ phí khác 6.000 5.000 -16,67 6.000 20 Tổng cộng 102.000 110.000 7,84 126.000 14,54
(Nguồn: Nghị quyết phân bổ dự toán thu NSNN tỉnh Thái Nguyên, năm 2014-2016)
Nhận xét:
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, xét về tổng thể, số thu phí và lệ phí hàng năm của thành phố Thái Nguyên đều tăng với tốc độ khá cao (năm 2015 dự toán tăng 7,84% so với năm 2014; năm 2016 dự toán tăng 14,54% so với
năm 2015, tốc độ tăng gần gấp so với năm 2015). Việc lập dự toán như vậy đáp ứng được yêu cầu đảm bảo tăng thu NSNN cũng như ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2016 cấp trên giao cho thành phố.
Trong bảng dự toán thu phí và lệ phí, “lệ phí trước bạ” được tách thành một mục riêng, bởi lẽ lệ phí trước bạ là loại lệ phí quan trọng trong công tác quản lý tài sản của các cá nhân trong xã hội, đồng thời số thu từ lệ phí trước bạ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phí và lệ phí hiện nay. Đối với lệ phí trước bạ của thành phố Thái Nguyên, từ năm 2014 đến năm 2016, số dự toán thu từ lệ phí trước tăng so với năm trước, chứng tỏ UBND thành phố thực hiện lập dự toán thu đảm bảo điều kiện số thu năm sau cao hơn năm trước, giúp cân đối ngân sách nhà nước và đảm bảo vai trò quan trọng của lệ phí trước bạ trong các khoản thu NSNN.
Đối với khoản mục “phí và lệ phí khác” từ năm 2014 đến năm 2016, số dự toán thu “phí và lệ phí khác” qua các năm thất thường, không có sự tăng ổn định như lệ phí trước bạ. Cụ thể: năm 2015, số dự toán thu “phí và lệ phí” thậm chí giảm so với năm 2014 16,67% nhưng năm 2016 lại tăng 20% so với năm 2015. Như vậy, khâu lập dự toán “phí và lệ phí khác” chưa đáp ứng được yêu cầu lập dự toán thu NSNN.
Bảng 3.3: Bảng dự toán thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên theo các loại phí, lệ phí từ năm 2014 đến năm 2016
ĐVT: Triệu đồng
STT Khoản mục Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Lệ phí trước bạ 96.000 105.000 120.000 II Tổng các loại phí, lệ phí khác 6.000 5.000 6.000
Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng 90 100 150
Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư 300 400 500
Phí thuộc lĩnh vực giao thông, vận tải 900 170 280
Phí thuộc lĩnh vực thông tin, liên lạc 5 7 8
Phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo 3.200 2.500 3.000
Phí thuộc lĩnh vực y tế 5 3 4