Đánh giá, phân tích hạn chế, nguyên nhân về công tác quản lý thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu phí và lệ phí trên tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 90)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Đánh giá, phân tích hạn chế, nguyên nhân về công tác quản lý thu

phí, lệ phí tại địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.3.2.1. Hạn chế

a. Đối với công tác lập dự toán thu phí, lệ phí

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận như trên, việc xây dựng dự toán thu phí và lệ phí hàng năm do UBND thành phố Thái Nguyên xây dựng chưa thực sự tốt. Cụ thể:

Năm 2015, giao dự toán thấp hơn số thực hiện năm 2014 (chỉ bằng 90,08% so với số thực hiện năm 2014), do đó chưa đảm bảo mức tăng bình quân tối thiểu 5% đặt ra theo Chỉ thị xây dựng dự toán NSNN năm 2015 của Chính phủ. Thực hiện thu phí và lệ phí năm 2015 cũng chỉ bằng 92,49% dự toán giao, không đạt được dự toán thu phí và lệ phí đặt ra.

Đến năm 2016, giao dự toán bằng 123,84% so với thực hiện năm 2015, nhưng thực hiện bằng 137% so với dự toán, như vậy vượt 13,16%. Đây là tỷ lệ vượt khá cao so với các địa phương khác, chứng tỏ UBND thành phố Thái Nguyên khi lập dự toán vẫn chưa dự kiến đầy đủ, bao quát hết các nguồn thu trên địa bàn thành phố; hoạt động lập dự toán chưa sát với số thu thực tế.

Mặt khác, các khoản phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và các khoản phí do các đơn vị được ủy quyền thu phí như phí chợ, phí vệ sinh, phí qua cầu… được dự toán không chính xác, số chênh lệch rất lớn giữa số dự toán so với số thực hiện. Việc xác định tỷ lệ để lại theo quy định như học phí chưa đúng nên có sự chênh lệch lớn giữa số thu trong dự toán và số thực thu (dự toán thu phí thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2014 là 3.200 triệu đồng nhưng số thực thu là 11.270,5 triệu đồng; năm 2016 dự toán là 3.000 triệu đồng, số thực hiện thu là 10.637,5 triệu đồng).

Trong công tác lập dự toán, nhiều đơn vị còn thụ động, đặc biệt là khối phường xã, theo kết quả khảo sát phiếu điều tra (phụ lục số 03) hơn 80% các cán bộ tài chính ở các phường, xã đều dự toán đúng với số được giao kiểm tra dự toán, số dự toán của các đơn vị không có sự thay đổi nhiều với số dự toán được cấp trên giao cho.

b. Đối với công tác thực hiện thu phí, lệ phí

Các loại phí, lệ phí do rất nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức thu, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay có khoảng 180 đơn vị tổ chức thu. Các quy định về chế độ thu, nộp của mỗi loại phí, lệ phí được quy định trong các văn bản riêng rẽ, do vậy rất khó khăn để cơ quan cấp trên kiểm soát đầy đủ, chính xác tình hình thực tế thu và sử dụng các loại phí, lệ phí. Trong mỗi loại phí, lệ phí có nhiều mức thu khác nhau càng tăng thêm khó khăn trong công tác quản lý phí, lệ phí, tình trạng thất thu về số phí, lệ phí là không thể tránh khỏi. Ví dụ như phí cầu treo, nếu thu theo lượt thì chia ra làm 9 mức thu tương ứng 9 loại xe bao gồm: xe mô tô 2 bánh, xê mô tô 2 bánh chở hàng

cồng kềnh, chở hàng nặng trên 70kg; xe xích lô, mô tô 3 bánh, xe ba gác; xe lam, xe xúc vật kéo; xe bông sen; xe con dưới 12 chỗ ngồi; xe ô tô từ 12 chỗ ngồi trở lên; xê ô tô chở hành hóa có trọng tải đến 2.0 tấn; xe ô tô chở hàng hóa có trọng tả trên 2.0 tấn. Nếu phí cầu treo thu theo tháng thì lại có 3 mức thu: xe máy các loại; xe ô tô chở hàng đến 2.0 tấn, xe ô tô chở người dưới 12 chỗ ngồi; xe ô tô chở hàng trên 2.0 tấn, xe ô tô chở người từ 12 chỗ ngồi… Hay như phí hè đường được chia ra 04 khu vực lớn theo các tuyến đường thuộc phạm các phường, xã khác nhau, mỗi khu vực như vậy lại bao gồm 04 mức khác nhau tùy từng vị trí… Như vậy chỉ riêng loại phí cầu treo, phí sử dụng hè đường đã có rất nhiều mức thu, do đó công tác kiểm soát hoạt động thu phí, lệ phí không dễ dàng.

Một số loại phí mặc dù UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quy định chung về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí nhưng đến khi đi vào chi tiết nội dung thu thì chưa có quy định cụ thể, chủ yếu mang tính chất chủ quan của cơ quan thu phí. Như phí sử dụng hè đường sẽ phụ thuộc và từng vị trí hè đường để tính số phí thu, nhưng vị trí nào thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 lại không có quy định chi tiết mà do UBND huyện, thành phố tự xây dựng cho phù hợp và cán bộ ở mỗi phường, xã sẽ người đi thu.Có trường hợp, lợi dụng mối quan hệ quen biết của cán bộ phường, xã dẫn đến thu số phí ở vị trí thấp hơn mức quy định, gây đến tình trạng thất thu.

Cá biệt một số loại phí, các đơn vị chưa tổ chức thu triệt để, gây thất thoát nguồn thu NSNN, ví dụ như phí vệ sinh môi trường, ở các phường thực hiện khá tốt thu phí vệ sinh môi trường nhưng ở một số xã, chưa thu được đầy đủ phí vệ sinh môi trường từ người dân. Do các xóm, xã chưa tiến hành tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt như một số xóm thuộc các xã Phúc Hà, Phúc Xuân, Phúc Trìu… nên chưa thể triển khai thu phí vệ sinh môi trường từ các hộ gia đình. Hoặc một số loại phí mang tính chất giá dịch vụ như phí trông giữ xe đạp, xe máy… cơ quan Nhà nước không thể kiểm soát chặt chẽ số thu

từ loại phí này, vào ngày lễ tết có nhiều đơn vị, cá nhân đứng ra tổ chức thu phí trông giữ xe với số tiền thu quá mức quy định, hoặc khi trông giữ xe không dùng vé do cơ quan thuế phát hành… nên gây thất thu cho NSNN.

Một số loại phí thu không đủ vào NSNN do các tổ chức, cá nhân dừng hoạt động hoặc chây lì không chịu nộp phí vào NSNN. Các đơn vị tổ chức thu rất lúng túng trong công tác đôn đốc, nhắc nhở các đối tượng này nộp đầy đủ số phí vào NSNN. Một số đối tượng nộp phí chậm nộp các khoản thu phí sau một thời gian dài, trong một thời gian thì tổ chức này dừng hoạt động hoặc phá sản, giải thể nên không thể thu hồi.

c. Đối với công tác quyết toán thu phí, lệ phí

Quá trình quyết toán, báo cáo sử dụng biên lai phí, lệ phí còn chậm thời hạn so với quy định ở Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn…

Trong quá trình quyết toán, cơ quan thuế chỉ có thể kiểm tra quyết toán các khoản thu nộp vào NSNN còn chưa kiểm tra được số thu phí, lệ phí để lại đơn vị được sử dụng như thế nào, đúng mục đích không. Việc này, phải có sự phối kết hợp với các đơn vị khác.

d. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra quản lý số thu phí, lệ phí

Công tác thanh kiểm tra quản lý thu phí, lệ phí còn chưa thường xuyên. Thành phố chỉ tập trung kiểm tra vào các khoản thu từ thuế, trong khi đó, các khoản thu về phí, lệ phí còn chưa được quan tâm đúng mức. Trong 03 năm, từ năm 2014 đến năm 2016, chỉ có 02 năm có kế hoạch kiểm tra hàng năm việc quản lý thu phí và lệ phí. Tuy tỷ trọng các khoản thu từ phí, lệ phí chiếm tỷ trọng trung bình trên 10% so với tổng thu NSNN của thành phố, nhưng cũng bổ sung số thu không nhỏ vào NSNN thành phố, mặt khác các khoản thu từ phí, lệ phí còn có ý nghĩa trong việc sử dụng hiệu quả các hàng hóa, dịch vụ công cộng.

3.3.2.2. Nguyên nhân

a. Đối với công tác lập dự toán thu phí, lệ phí

Các cán bộ phường, xã và các đơn vị khác khi lập dự toán số thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền thu của mình đều chưa chủ động, tích cực khi lập dự

toán; hoạt động lập dự toán chưa sát với thực tế thực hiện, nguyên nhân là do: Một mặt do trình độ, nhận thức của một số cán bộ lập dự toán chưa cao. Các cán bộ lập dự toán đặc biệt là ở các phường, xã và các đơn vị được ủy quyền thu phí, lệ phí chỉ ở trình độ trung cấp, cao đẳng. Việc lập dự toán chủ yếu dựa vào kế hoạch giao của cấp trên, cấp trên giao kiểm tra dự toán số như thế nào thì các đơn vị chấp nhận số dự toán như thế. Các cán bộ lập dự toán chưa bao quát được toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí trong phạm vi mình quản lý.

Mặt khác do tâm lý e ngại, sợ sai, sợ khó của một bộ phận cán bộ lập dự toán nên đa số lập dự toán không mang tính chủ động, tích cực. Các cán bộ lập dự toán chưa mạnh dạn đề xuất, đóng góp ý kiến với số giao kiểm tra dự toán hàng năm. Nếu có đề xuất, đóng góp ý kiến lại e ngại ý kiến không được chấp nhận hoặc nếu cấp trên chấp nhận nhưng đến cuối năm, có sai sót lại sợ bị chê trách…

b. Đối với công tác thực hiện thu phí, lệ phí

Quá trình thực hiện thu phí, lệ phí muốn đạt kết quả cao phải có sự đồng thuận, tích cực từ 02 phía: đối tường nộp phí, lệ phí và đối tượng tổ chức thu phí, lệ phí.

Về đối tượng nộp phí, lệ phí:

Theo kết quả khảo sát phiếu điều tra (phụ lục số 01, phụ lục số 02) phát cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến hoạt động nộp các loại phí, lệ phí (gọi chung là đối tượng nộp) như sau:

Tỷ lệ đối tượng nộp không biết rõ quá trình quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí đến 40,5%, chủ yếu rơi vào các hộ gia đình, cá nhân nộp phí và lệ phí. Đối tượng nộp phí, lệ phí (đặc biệt là đối tượng nộp các loại lệ phí - mang tính chất liên quan đến thủ tục hành chính đối với cơ quan công quyền) có giá trị không lớn, thêm vào đó tâm lý muốn nhanh chóng giải quyết công việc của cá nhân nên

người dân không quan tâm đến quá trình quản lý, sử dụng phí, lệ phí.

Khi nộp phí, lệ phí nhiều đối tượng nộp phí, lệ phí không được nhận chứng từ thu chiếm 41,5% kết quả khảo sát. Tình trạng này xảy ra ở nhiều hoạt động thu phí cầu, phí chợ… như phí cầu treo Bến Oánh thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Thái Nguyên, nhiều người qua cầu không phải nộp tiền do quen người thu phí, hoặc có tình trạng nộp tiền nhưng khi nộp không có vé qua cầu, cá nhân phụ trách thu chỉ thu tiền mặt… Cũng thông qua phiếu khảo sát một số người dân ở các phường, xã khi nộp lệ phí công chứng cũng chỉ nộp tiền mặt mà không có biên lai thu tiền và người dân cũng không thắc mắc về vấn đề phải có biên lai hay không.

Ý thức của một số đơn vị, cá nhân nộp phí và lệ phí còn chưa tốt, nhiều đối tượng nộp thuế cố tình không nộp các loại phí và lệ phí vào NSNN. Các cán bộ thu phí, lệ phí rất khó khăn trong quá trình xử lý các đối tượng này do chế tài xử lý chưa nghiêm, mức xử phạt còn thấp, chưa có tính răn đe đối với người nộp phí, lệ phí. Ví dụ điển hình trong hoạt động thu phí bảo vệ môi trường như Công ty cổ phần Sơn Lâm và trang trại chăn nuôi không chịu hợp tác trong quá trình thu nộp loại phí này.

Về đối tượng tổ chức thu phí, lệ phí:

Các loại phí, lệ phí mang tính chất phức tạp (nhiều loại phí, lệ phí; mỗi loại có nhiều mức thu…) nên gây khó khăn trong kiểm soát, quản lý các tổ chức thu phí, lệ phí.

Một số cơ quan, đơn vị tổ chức thu phí, lệ phí khi thu không xuất chứng từ thu nên thất thu một phần số thu phí, lệ phí.

Trong quá trình thu phí, lệ phí chưa có chế tài mạnh trong việc khen thưởng hay xử phạt các tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí không đúng quy định. Nếu các tổ chức, cá nhân có sai phạm thì chỉ có biện pháp thu hồi lại các khoản thu của các tổ chức vi phạm mà chưa có chế tài xử phạt cụ thể liên

quan đến cá nhân trực tiếp tham gia thu phí, lệ phí.

Một số đơn vị sử dụng sai số thu phí, lệ phí để lại đơn vị là do trình độ năng lực chuyên môn còn kém, chưa nắm rõ được quy định của cấp trên về việc phân bổ, sử dụng các khoản thu phí, lệ phí.

Tuy nhiên, cũng không loại bỏ một bộ phận cố tình sử dụng sai số thu phí, lệ phí để đơn vị nhằm chuộc lợi cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá nhân. Nhưng việc chứng minh sử dụng sai số thu quy định như vậy là do nguyên nhân nào gặp rất khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt.

c. Đối với công tác quyết toán số thu phí, lệ phí

Các tổ chức thu phí, lệ phí còn nhận thức chưa cao về thời hạn lập quyết toán các nguồn thu từ phí, lệ phí nên quyết toán thu phí, lệ phí chưa kịp thời, chưa đúng thời gian quy định.

Công tác phối kết hợp giữa chi cục thuế thành phố với các đơn vị chủ quản của các đơn vị tổ chức thu phí và lệ phí chưa chặt chẽ nên công tác quyết toán số thu phí, lệ phí để lại đơn vị sử dụng có đúng mục đích không gặp nhiều trở ngại.

d. Đối với công tác kiểm soát quá trình quản lý thu phí, lệ phí

UBND thành phố chưa quan tâm đúng đến hoạt động quản lý thu phí, lệ phí nên năm 2014 chưa có kế hoạch kiểm tra đối với quản lý thu phí, lệ phí

Lực lượng tham gia công tác kiểm tra, giám sát quá trình quản lý thu phí, lệ phí còn mỏng; do vậy số lần kiểm tra quản lý thu phí, lệ phí trong năm chưa thường xuyên. Trình độ cán bộ chuyên trách về quản lý thu phí, lệ phí còn hạn chế vì số lượng phí, lệ phí quá nhiều, cán bộ chuyên trách quản lý thu phí, lệ phí khó kiểm soát được các loại phí, lệ phí.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu phí và lệ phí trên tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)