5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Đối với cơ quan ban, ngành địa phương
Các cơ quan ban, ngành địa phương cần phối hợp trong công tác lập dự toán thu NSNN nói chung và lập dự toán thu phí, lệ phí, sao cho quá trình lập dự toán phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời khai thác triệt để từng vùng và lợi thế từng điạ phương.
Đối với công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu phí, lệ phí vào NSNN phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc nhà nước và các đơn vị, cá nhân khác có liên quan nhằm nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát các khoản thu phí, lệ phí.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện công tác quản lý thu phí, lệ phí tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu thực tiễn cần đổi mới công tác quản lý thu phí, lệ phí mà còn là sự đòi hỏi của Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu phí, lệ phí. Đây là một hoạt động liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và mọi lĩnh vực, do đó Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thu phí, lệ phí tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là một đề tài có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu phí, lệ phí của thành phố Thái Nguyên, bao gồm khái niệm, phân loại, nguyên tắc thu phí và lệ phí, nội dung quản lý thu phí và lệ phí, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu phí và lệ phí.
Tác giả đã trình bày thực trạng và phân tích công tác quản lý thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua 04 phần chính: Lập dự toán thu phí, lệ phí; Thực hiện thu phí, lệ phí; Quyết toán thu phí, lệ phí; Kiểm tra, giám sát công tác thu phí, lệ phí. Qua đó, tác giả đã đánh giá được kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân về công tác quản lý thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Thông qua đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tác giả đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm khai thác triệt để các khoản thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giảm khả năng thất thoát nguồn thu từ phí, lệ phí cũng như tăng cường sự công khai, minh bạch trong quá trình quản lý thu phí, lệ phí. Các giải pháp này tương ứng với 04 khâu của quá trình quản lý thu phí và lệ phí: khâu dự toán, khâu thực hiện dự toán, khâu quyết toán, khâu kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các giải pháp đưa ra, tác giả cũng đề xuất các kiến nghị đối với cơ quan từ Trung ương đến địa phương
nhằm hoàn thiện quá trình quản lý thu phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Với những kết quả nghiên cứu như trên, hi vọng Luận văn phần nào có thể giúp cho Lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên, phòng Kế hoạch - Tài chính thành phố phần nào khắc phục được những hạn chế và hoàn thiện công tác quản lý thu phí và lệ phí trên địa bàn mình, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, với năng lực bản thân có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý, hướng dẫn của các Thầy, các Cô, các nhà chuyên môn để tôi tiếp tục hoàn thiện luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ái, Bùi Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý thu NSNN, Học viện Tài chính năm 2010.
2. Văn Cường (2015), Tăng cường công tác quản lý thu phí và lệ phí, Báo Vĩnh Phúc.
3. Lại Văn Duy, Giáo trình thuế, Trường CĐ nghề tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
4. Trần Văn Giao, Giáo trình Tài chính công và công sản, năm 2011, Học viện Hành chính.
5. Giáo trình Luật NSNN, Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Phương Thị Hồng Hà, Giáo trình quản lý NSNN, Nxb Hà Nội.
7. Doãn Thị Hằng (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu phí thuộc ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Tây Hồ, Học viện Tài chính.
8. Bùi Đức Hiền (2012), Chuyên đề phí và lệ phí, Vụ chính sách - Tổng cục Thuế. 9. Phương Thị Hồng (2006), Giáo trình Quản lý Ngân sách nhà nước, Nxb
Hà Nội.
10. Khoán Phạm Văn Khoán, Giáo trình tài chính công, Học việc Tài chính, năm 2010.
11. Phạm Văn Khoan, Bùi Tiến Hanh, Đặng Văn Du, Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Trọng Thản (2010), Giáo trình quản lý tài chính công,
Nxb Tài chính.
12. Luật phí và lệ phí năm 2015: Luật số 97/2015/QH13, Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2015.
13. Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH ngày 28 tháng 08 năm 2001 về phí và lệ phí.
14. Phạm Ngọc Thạch, Lê Xuân Lãm (2013), Hoàn thiện chính sách phí, lệ phí,
15. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2006), Lý thuyết tài chính công, Nxb Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Sử Đình Thành, Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài chính công và phân tích chính sách thuế, Nxb Lao động.
17. Lê Quang Thuận, Chính sách phí và lệ phí tại Việt Nam, năm 2015. 18. Trần Đình Ty (Chủ biên) (2003), Quản lý tài chính công, Nxb Lao động. 19. UBND thành phố Đà Nẵng, 2016, Chủ trương thu phí và lệ phí,
http://www.danang.gov.vn.
20. Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí, 2013.
21. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Tài chính Việt Nam 2013- 2014 - Cải cách thể chế cân đối tài khóa, NXB Tài chính, 2014.
22. Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Tài chính Việt Nam 2014- 2015 - Ổn định vĩ mô hội nhập toàn diện, NXB Tài chính, 2015.
23. Bùi Thị Hải Yến (2012), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Thông tin và truyền thông.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP Phần 1. Thông tin chung doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: ...
Năm thành lập ...
Giá trị vốn điều lệ: ...
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: ... Hình thức pháp lý hiện nay của doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần Công ty TNHH DN tư nhân Khác
Phần 2. Ý kiến của doanh nghiệp về một số nội dung liên quan đến quản lý phí và lệ phí
1. Chính sách quản lý phí và lệ phí của Nhà nước hiện nay có phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp
Nếu không phù hợp xin ông/bà trả lời tiếp câu 2.
2. Không phù hợp ở khâu nào?
Chính sách phí, lệ phí Thủ tục nộp phí, lệ phí Công chức thực hiện
3. Ý kiến của doanh nghiệp ông/bà về công tác quản lý phí, lệ phí hiện nay?
(Xin hãy đánh dấu vào ô phù hợp)
Các nội dung quản lý Rất tốt Tốt
Bình thường
Không tốt
1. Mức thu lệ phí khi xin cấp giấy phép đăng ký
kinh doanh hiện nay?
2. Thái độ của cán bộ thu phí, lệ phí?
3. Số lượng phí, lệ phí doanh nghiệp phải nộp
hiện nay?
4. Công tác thu, nộp tiền phí, lệ phí khi doanh
nghiệp đi nộp phí, lệ phí?
5. Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu
4. Xin ông/bà cho biết quản lý phí, lệ phí đã đảm bảo công bằng chưa?
1/Rất công bằng 2/Công bằng 3/Tạm được 4/Chưa công bằng
Nếu chọn 4, xin nói rõ lý do ...
5. Xin ông/bà cho biết quản lý phí, lệ phí đã đảm bảo công khai minh bạch chưa?
1/Rất công khai 2/Công khai 3/Tạm được 4/Chưa công khai
Nếu chọn 4, xin nói rõ lý do ...
6. Xin ông/bà cho biết quản lý phí, lệ phí đã đảm bảo quản lý hết nguồn thu trên địa bàn chưa?
Đã quản lý hết nguồn thu Chưa quản lý hết nguồn thu
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Nguyên tắc điền phiếu
- Đánh dấu (x) vào các ô theo câu trả lời thích hợp nhất.
- Đối với những câu hỏi/mục ghi thông tin, số liệu, đề nghị ghi đúng vào dòng tương ứng.
Phần 1: Thông tin chung của hộ 1. Tên hộ gia đình (cá nhân)
...
2. Năm sinh
……….
3. Trình độ học vấn
……….
Phần 2. Đánh giá của hộ về quản lý phí, lệ phí phải nộp
1. Ông/bà có hiểu rõ về các loại phí, lệ phí đang áp dụng đối với hộ ông/bà không?
Có Không rõ lắm Không biết
2. Ông/bà có thường xuyên nộp phí, lệ phí đúng thời hạn quy định không?
Có Không
Lý do không đúng hạn ...
3 Các khoản phí, lệ phí của hộ ông/bà 3 năm qua thay đổi thế nào?
(đánh dấu vào nội dung thích hợp)
1/ Tăng dần 2/ Giảm dần 3/ Không đổi 4/ Có năm tăng, năm giảm
4 Ông/bà có thường xuyên được tham gia các buổi tuyên truyền phí, lệ phí không?
Nhiều Ít
5 Theo ông/bà quản lý thu phí, lệ phí hiện tại đã
Tốt Chưa tốt
Khác (nêu cụ thể)
6. Xin ông/bà cho biết quản lý phí, lệ phí đã đảm bảo công bằng chưa?
1/Rất công bằng 2/Công bằng 3/Tạm được 4/Chưa công bằng
Nếu chọn 4, xin nói rõ lý do ...
7. Ý kiến của ông/bà về các khoản phí, lệ phí đối với trong điều kiện kinh tế hiện hành?
Mức cao: 1 Mức khá: 2 Bình thường: 3 Mức thấp: 4
Số thu phí, lệ phí so với khả năng đóng góp
của hộ gia đình (cá nhân) 1 2 3 4
Việc niêm yết công khai các loại phí, lệ phí 1 2 3 4
Tính minh bạch trong hoạt động thu phí, lệ phí (ví dụ: không có biên lai thu phí, lệ phí; biên lai phát chậm ngày…)
1 2 3 4
Số lượng loại phí, lệ phí hộ gia đình phải nộp 1 2 3 4 Mức độ phân biệt giữa phí, lệ phí so với các
khoản đóng góp tự nguyện vào quỹ từ thiện. 1 2 3 4
Mức độ xử phạt vi phạm về phí, lệ phí không nhiều. 1 2 3 4
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ
(Phiếu điều tra chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không
nhằm mục đích gì khác)
Họ và tên:
Chức vụ………. Số năm công tác………. Phần 1: Đánh giá về quản lý phí, lệ phí ở thành phố Thái Nguyên
Theo thứ tự từ 1 đến 4, đánh giá mức độ tốt, đạt yêu cầu, chưa đạt yêu cầu và không xác định của Bạn đối với câu hỏi (bằng cách khoanh tròn):
1: Tốt 2: Đạt yêu cầu
3. Chưa đạt yêu cầu 4: Không xác định
I. Đánh giá công tác thực hiện quản lý thu phí, lệ phí ở thành phố Thái Nguyên
Đánh giá về tính minh bạch 1 2 3 4
Đánh giá về tính khoa học và hợp lý 1 2 3 4
Đánh giá sự phù hợp với tình hình thực tế 1 2 3 4
II. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu phí, lệ phí ở thành phố Thái Nguyên
- Đánh giá về trình độ quản lý của lãnh đạo 1 2 3 4
- Đánh giá về cơ sở vật chất cho công tác quản lý phí, lệ phí
1 2 3 4
- Đánh giá về ý thức chấp hành người dân trong quá trình nộp phí, lệ phí
1 2 3 4
- Đánh giá về mức sống người dân với mức đóng phí, lệ phí hiện hành
1 2 3 4
Đánh giá về thể chế xử phạt liên quan đến quản lý phí, lệ phí
1 2 3 4
III. Đánh giá công tác lập dự toán thu phí, lệ phí ở thành phố Thái Nguyên
- Tính minh bạch 1 2 3 4
- Tính khoa học và hợp lý 1 2 3 4
Phần 2. Đánh giá của cán bộ về các khâu trong quản lý thu phí, lệ phí 1. Hàng năm, khi nhận số giao kiểm tra dự toán thu phí, lệ phí của cấp trên, ông/bà có tham gia đóng góp ý kiến gì không?
Rất nhiều Không Có nhưng rất ít
2. Số dự toán thu phí, lệ phí cơ quan, đơn vị anh (chị) xây dựng có khác so với số giao kiểm tra không?
Có Không